Hà Nội

UBTVQH sẽ chất vấn Bộ Tư pháp về giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật

07-08-2023 13:42 | Thời sự
google news

SKĐS - Tại Phiên họp thứ 25 tới, UBTVQH sẽ chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực hiện quy định của pháp luật, thực hiện Chương trình giám sát của UBTVQH năm 2023, UBTVQH ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 25 (tháng 8/2023). Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, UBTVQH sẽ dành một ngày làm việc (ngày 15/8) để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Trên cơ sở tiêu chí, trình tự, thủ tục lựa chọn, UBTVQH quyết định 2 nhóm vấn đề chất vấn.

Chất vấn liên quan đến nhóm vấn đề thứ nhất:

Một là, việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các dự án, dự thảo Chính phủ trình Quốc hội; giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

UBTVQH sẽ chất vấn Bộ Tư pháp về giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chịu trách nhiệm trả lời chính đối với nhóm vấn đề chất vấn thứ nhất.

Hai là, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những hạn chế, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

Ba là, thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác đấu giá tài sản, giám định tư pháp.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, TNMT, Y tế, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Một là, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (thị trường đầu ra bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, một số mặt hàng nông sản chủ lực bị rớt giá, thu nhập, đời sống của người nông dân bị ảnh hưởng...).

Hai là, hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản.

UBTVQH sẽ chất vấn Bộ Tư pháp về giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chịu trách nhiệm trả lời chính đối với nhóm vấn đề chất vấn thứ hai.

Ba là, việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương, TNMT, Khoa học và Công nghệ, TT&TT, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Phiên chất vấn sẽ được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn ĐBQH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo nhóm vấn đề; người trả lời chất vấn không trình bày báo cáo, có thể phát biểu về vấn đề chất vấn không quá 5 phút trước khi ĐBQH tiến hành chất vấn; mỗi lượt có 3 đến 5 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút; người được chất vấn trả lời không quá 3 phút/1 nội dung chất vấn.

Trong quá trình chất vấn, ĐBQH có quyền tranh luận đối với người trả lời chất vấn để làm rõ những vấn đề đã được trả lời nhưng chưa thỏa đáng; thời gian tranh luận không quá 2 phút (ĐBQH đăng ký chất vấn và tranh luận qua app Quốc hội).

Kết thúc phiên chất vấn, UBTVQH sẽ ban hành nghị quyết làm cơ sở để triển khai thực hiện.

Lo ngại đề xuất Hà Nội được quản lý bệnh viện trung ương: Chính phủ đã kiến tạo, phải hết sức cân nhắcLo ngại đề xuất Hà Nội được quản lý bệnh viện trung ương: Chính phủ đã kiến tạo, phải hết sức cân nhắc

SKĐS - ĐBQH Nguyễn Công Hoàng (Giám đốc BV Trung ương Thái Nguyên) cho rằng, cần cân nhắc kỹ chủ trương chuyển bệnh viện trung ương cho Hà Nội quản lý, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả, thậm chí làm chậm, kéo lùi sự phát triển ngành y tế.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hàng Chục Người Tập Trung Cứu Nữ Điều Dưỡng Rơi Xuống Cống Sâu | SKĐS


Lê Bảo
Ý kiến của bạn