Ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, tâm trạng lo lắng, mất ngủ, suy nhược cơ thể,...
Nguyên nhân của ù tai
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những tiếng động lớn là những nguồn gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến.
Các thiết bị nghe nhạc với âm thanh lớn, trong thời gian dài. Dù là tiếp xúc với tiếng ồn ngắn hạn và dài hạn với âm thanh lớn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn.
Tắc nghẽn ráy tai: Khi quá nhiều ráy tai tích tụ, nó trở nên quá khó để rửa trôi tự nhiên, gây mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ, có thể dẫn đến ù tai.
Một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn, bao gồm:
Bệnh Meniere: chứng ù tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere;
Rối loạn TMH: các vấn đề với khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai, nơi xương hàm dưới gặp sọ, có thể gây ù tai;
Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ: chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác;
U thần kinh âm thanh: khối u không ung thư (lành tính) này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự cân bằng và thính giác.
Còn được gọi là schwannoma tiền đình, tình trạng này thường gây ra chứng ù tai chỉ ở một tai;
Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: xơ vữa động mạch, khối u đầu và cổ, huyết áp cao, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,...
Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng: một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao.
Ù tai biểu hiện thế nào?
Người mắc chứng ù tai cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu như gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu,... Có thể bị ù tai trái hoặc ù tai phải, cũng có thể bị cả hai tai. Chứng ù tai có thể xảy ra liên tục hoặc từng lúc. Khi bị ù tai, người bệnh sẽ cảm nhận rõ về đêm hoặc những lúc yên tĩnh. Đi kèm theo chứng ù tai là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: những người làm việc trong môi trường ồn ào như công nhân nhà máy và xây dựng, nhạc sĩ và binh lính,..
Tuổi cao: thường trên 60 tuổi, khi về già, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính giác thường liên quan đến chứng ù tai.
Hút thuốc lá: những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ù tai cao hơn; Vấn đề tim mạch như huyết áp cao, hẹp động mạch có thể làm tăng nguy cơ ù tai..
Cách phòng tránh ù tai
Tránh làm tổn thương đến thính giác là biện pháp phòng ngừa ù tai thực sự duy nhất. Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh khác đều không có biện pháp phòng tránh ngoài chứng mất thị lực. Có một vài cách sau để phòng tránh ù tai:
Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác: Theo thời gian, việc tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm tổn thương các dây thần kinh trong tai, gây giảm thính lực và ù tai.
Cố gắng hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn. Nếu không thể tránh được âm thanh lớn, hãy sử dụng thiết bị bảo vệ tai để giúp bảo vệ thính giác
Giảm âm lượng: Tiếp xúc lâu dài với âm nhạc khuếch đại mà không có thiết bị bảo vệ tai hoặc nghe nhạc với âm lượng quá lớn qua tai nghe có thể gây giảm thính lực và ù tai.
Chăm sóc sức khỏe tim mạch: Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến béo phì và rối loạn mạch máu; Hạn chế rượu, caffeine và nicotine.