Hà Nội

U máu ở trẻ có cần điều trị?

BS. Nguyễn Sỹ Đức

BS. Nguyễn Sỹ Đức

Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội

10-08-2021 14:22 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - U máu là một u lành tính ở trẻ sơ sinh. Nó là tập hợp bất thường nhiều mạch máu tập trung lại trên bề mặt hoặc dưới da, thường xuất hiện trong 1 đến 3 tuần đầu sau sinh.

ThS.BS. Nguyễn Sỹ Đức

Hỏi: Bé nhà em được 3 tháng. Em phát hiện thấy vết bớt son ở tay bé ngày càng lớn hơn. Đi khám thấy bác sĩ nói con em bị u máu nhưng lại bảo không sao, cứ về theo dõi. Em muốn hỏi bác sĩ là không điều trị thì u máu có phát triển, biến chứng gì không?

Phạm Thanh Hải ( Bắc Ninh)

U máu có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, tuy nhiên phần lớn xuất hiện ở mặt, da đầu, ngực, lưng.

U máu biểu hiện thế nào?

U máu có thể xuất hiện sau khi sinh, tuy nhiên phần lớn các trường hợp xuất hiện trong tháng đầu tiên của cuộc đời. 

Biểu hiện đầu tiên giống như một một dấu đỏ, phẳng ở trên da. Vết đỏ phát triển nhanh thành một vệt sưng giống như cao su dính ra bề mặt da, giai đoạn này kéo dài 4- 9 tháng (trung bình là 6 tháng).

 Sau đó u máu bước vào giai đoạn dừng tăng trưởng, và cuối cùng nó từ từ biến mất. Pha thoái triển thường chậm hơn và có thể kéo dài tới 10 năm nếu không điều trị gì.

Phần lớn u máu sẽ thoái triển hoàn toàn, một số ít u máu không thoái triển hoàn toàn, có thể để lại các mô mỡ, đổi màu da hoặc giãn tĩnh mạch.

U máu ở trẻ có cần điều trị? - Ảnh 2.

Phần lớn u máu ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất, nhưng cũng có một số trường hợp gây ra biến chứng.

Đề phòng biến chứng

Biến chứng ngắn hạn và phổ biến nhất bao gồm loét, chảy máu. Nó có thể gây chảy máu, đau, nhiễm trùng. Ngoài ra phụ thuộc vào vị trí u máu, nó có thể gây cản trở tầm nhìn, thở, nghe tuy nhiên rất hiếm gặp.

Điều trị u máu ra sao?

Điều trị u máu thường không cần thiết vì nó sẽ thoái triển sau một khoảng thời gian. 

Tuy nhiên, nếu u máu ảnh hưởng đến tầm nhìn, hoặc gây ra một số tình trạng y khoa khác thì có thể điều trị. Điều trị bao gồm thuốc và phẫu thuật lase

Thuốc chẹn kênh Beta: Một số u máu nhỏ ở da, có thể đều trị bằng bôi gel chứa timolol. 

Các u máu lớn ở trẻ sơ sinh có thể thoái triển nếu điều trị bằng propranolon. Điều trị thường cần tiếp tục cho tới khi trẻ 1 tuổi. Tác dụng phụ gồm tăng đường máu, hạ huyết áp, chậm nhịp tim và khò khè.

Thuốc corticoid: Với những trẻ không đáp ứng với nhóm chẹn kênh Beta hoặc chống chỉ định, Corticosteroid có thể là một lựa chọn thay thế. Thuốc có thể tiêm vào khối u hoặc vào da.

Phẫu thuật lase: Phẫu thuật lase được chỉ định để cắt những khối u máu nhỏ, mỏng hoặc điều trị những u máu bị loét

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Bác sĩ sẽ theo dõi u máu của con bạn khi thăm khám định kỳ. Liên hệ với bác sĩ nếu u bị chảy máu, đau, hình thành vết loét hoặc nhiễm trùng. Liên hệ ngay nếu khối u càng phát triển gây cản trở tầm nhìn, thở, nghe của con bạn.

Xem thêm video được quan tâm:

Hướng dẫn rửa tay đúng cách để phòng lây nhiễm nCoV.



ThS.BS. Nguyễn Sỹ Đức
Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội
Ý kiến của bạn