Vị trí xác định u bao hoạt dịch là ở bao gân hoặc bao khớp cổ chân, cổ tay, khớp bàn ngón, khớp khuỷu, khoeo chân và khớp liên đốt ngón tay. Nhưng chủ yếu là ở khớp gối, khớp cổ tay, mu bàn chân
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khi bị u bao hoạt dịch
Nguyên nhân
- Bệnh nhân đã từng bị chấn thương hay bong gân.
- Chấn động khớp lặp đi lặp lại: điều này khiến lớp sụn khớp bị tổn thương và gây kích ứng bao hoạt dịch.
- Bệnh nghề nghiệp mang lại.
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì sụn càng suy yếu dần kéo theo sự mất ổn định của các khớp, từ đó tạo nên những bao chứa hoạt dịch tại khu vực này.
- Do mắc các bệnh như gout, tiểu đường, viêm khớp,....
Dấu hiệu nhận biết
- Ở gần các khớp có các khối cứng nhắc, di chuyển được và kích thước tăng dần theo thời gian.
- Có dấu hiệu bầm tím hay đỏ ở vùng khớp bị viêm.
- Đau nhức khớp cồ chân, tay, gối.
- Khớp bị khô, cứng.
- Khi ấn vào u hoạt dịch thấy đau.
- Có thể bị sốt.
Các loại u bao hoạt dịch hay gặp
U hoạt dịch cổ tay
U bao hoạt dịch cổ tay có thể xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt phổ biến ở người trên 40 tuổi. Khi mắc, người bệnh cảm thấy đau, giống như có vật nặng đè lên khớp cổ tay. Xuất hiện những cục u nhỏ ở cổ tay, sưng tấy kèm theo tình trạng đỏ sẫm ngoài da. Khớp cổ tay thiếu linh hoạt, khó chuyển động. Hơn nữa, khi thực hiện động tác xoay cổ tay, người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
U bao hoạt dịch cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng khi phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị, người bệnh sẽ gặp phải những rắc rối như: Suy giảm khả năng vận động của khớp, không thể cầm nắm hoặc nâng vác đồ vật lên do cảm giác đau dữ dội ở khu vực cổ tay. Nhiễm trùng bao hoạt dịch do vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi, phát triển.
Để điều trị u bao hoạt dịch cổ tay, bác sĩ sẽ thăm khám để kê đơn thuốc uống hoặc dùng biện pháo phẫu thuật, chọc hút dịch nhằm loại bỏ toàn bộ dịch khớp dư thừa, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng thoái hóa và hư tổn sụn khớp.
U bao hoạt dịch khớp gối
Đây là tình trạng bao hoạt dịch tăng tiết dịch quá mức do các nguyên nhân chấn thương hoặc bất thường bên trong khớp gây tràn dịch khớp gối. Một số trường hợp u nang bao hoạt dịch không gây đau và không có biểu hiện rõ ràng.
Để nhận biết được bệnh, chúng ta dựa vào các dấu hiệu sau: Đau ở vùng khoeo sau đầu gối. Sờ thấy khối tròn nhỏ ở vùng sau gối có thể tích thay đổi và giảm hoặc mất hẳn đi ở tư thế gấp cẳng chân. Cứng khớp và không có khả năng uốn cong đầu gối.
U bao hoạt dịch thông thường sẽ tiến triển tự nhiên mà không cần điều trị vì dịch sẽ thấm lại vào trong khớp, bên cạnh đó các nang hoạt dịch cũng hoàn toàn lành tính và không bao giờ bị ung thư hóa. Để điều trị, bác sĩ cho bệnh nhân có thể được dùng thuốc corticosteroid tiêm vào đầu gối để giảm viêm, giảm đau. Chọc dịch, chườm đá, tập các bài trị liệu nhẹ cho khớp gối.
U bao hoạt dịch mu bàn chân
U bao hoạt dịch mu bàn chân là tình trạng dịch khớp tiết ra bất thường lâu ngày trở thành khối u. Khối u này thường là lành tính. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do vận động các khớp chân không đều.
Ở mỗi vị trí khớp, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà mà u bao hoạt dịch chân có kích cỡ khác nhau. Bề mặt bao hoạt dịch thường nhẵn, tròn, bóng không gây đau. Nhưng bao hoạt dịch có thể chèn ép lên các dây thần kinh, dây gân nên cản trở việc đi lại, gây đau nhức chân.
U bao hoạt dịch chân không gây nguy hiểm, có thể không điều trị cũng được. Tuy nhiên nếu u to, gây đau nhức thì cần được can thiệp bằng các phương pháp như: đeo nẹp chân để cố định, chườm đá, laze trị liệu, chọc hút dịch.
Khắc phục và hạn chế tình trạng u bao hoạt dịch
Để giảm nguy cơ u bao hoạt dịch và tránh tái phát, bạn cần thực hiện:
- Tăng cường tập luyện cho vùng khớp cổ tay, chân, gối bằng những động tác đơn giản như xoay cổ tay, gập duỗi nhẹ nhàng.
- Nếu liên quan đến đặc thù công việc như vận động viên, nhân viên văn phòng…, bạn nên dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn khớp cổ tay.
- Có lối sống khoa học, lành mạnh, kiểm soát tốt cân nặng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp ký như tăng cường ăn những loại rau xanh, trái cây tươi. Cung cấp cho cơ thể đủ vitamin và khoáng chất sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật, phòng ngừa nguy cơ tái phát. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, D như rau chân vịt, cải xoăn, cà rốt, bí đỏ,… các loại hoa quả như táo, nho, việt quất, phúc bồn tử, mâm xôi, dâu tây, đu đủ, dứa…
- Tránh ăn các thực phẩm giàu omega-6 như sốt mayonnaise, đậu phộng, đậu nành, thực phẩm có hàm lượng gluten cao như lúa mạch đen, lúa mì…
- Hạn chế các món ăn quá nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ và những thức uống chứa cồn như rượu, bia…
Xem thêm video được quan tâm
Vụ ngộ độc cá ủ chua- độc tố khiến 10 người cấp cứu nguy hiểm thế nào- SKĐS