TS. Dennis M. Black, khoa Dịch tễ, Thống kê sinh học và Phẫu thuật Chỉnh hình, Đại học California, San Francisco, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên 196.129 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên trong hệ thống Kaiser Permanente Southern California đã được điều trị bằng bisphosphonates và được theo dõi từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 11 năm 2017.
Kết quả, so với những phụ nữ được điều trị dưới 3 tháng, những phụ nữ được điều trị từ 3 đến 5 năm có tỷ số nguy cơ (HR) mắc AFF là 8,86. Đối với liệu pháp từ 5 đến 8 năm, HR tăng lên 19,88 và đối với những người được điều trị bằng bisphosphonat trong 8 năm hoặc lâu hơn, HR là 43,51. Nguy cơ đối với AFF giảm nhanh chóng khi ngừng sử dụng bisphosphonate: HR giảm xuống 0,52 trong vòng 3 đến 15 tháng sau lần sử dụng bisphosphonate cuối cùng và 0,26 sau hơn 4 năm sau khi ngừng sử dụng.
Gãy xương đùi không điển hình do bisphosphonat cao nhất ở người châu Á.
Nguy cơ mắc AFF khi sử dụng bisphosphonate ở phụ nữ châu Á cao hơn phụ nữ châu Âu (HR = 4,84). Các yếu tố nguy cơ khác đối với AFF bao gồm chiều cao thấp hơn (HR = 1,28 mỗi khi giảm 5 cm), cân nặng lớn hơn (HR = 1,15 mỗi lần tăng 5kg) và sử dụng glucocorticoid (HR = 2,28 khi sử dụng glucocorticoid trong 1 năm trở lên).
Ngoài ra, ở phụ nữ da trắng, số ca gãy xương được ngăn ngừa khi sử dụng bisphosphonate cao hơn nhiều so với nguy cơ mắc các bệnh AFF liên quan đến bisphosphonate. Trong khi đó, sự khác biệt này ít rõ ràng hơn mặc dù tỷ lệ rủi ro-lợi ích giữa phụ nữ châu Á vẫn nghiêng về việc phòng ngừa gãy xương.
Đây là nghiên cứu đầu tiên có sự đa dạng chủng tộc để chỉ ra rằng người châu Á có nguy cơ gãy xương đùi không điển hình cao hơn nhiều so với người châu Âu. Mặc dù AFF hiếm khi xảy ra, nhưng mối quan tâm về chúng vẫn gây trở ngại trong việc điều trị chứng loãng xương. Song lợi ích của việc giảm gãy xương dường như vẫn vượt xa nguy cơ đối với AFF.