Hà Nội

Tuyệt chiêu sống khoẻ cùng bệnh tiểu đường týp 2

07-08-2015 14:10 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư.

Tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Có cả bố và mẹ đều bị tiểu đường týp 2, chị Tạ Thị Thu Hồng (34 tuổi) rất lo lắng, không biết việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ có ảnh hưởng đến hệ tim mạch không (bố mẹ chị vẫn khám theo kỳ)? Và bệnh của bố mẹ chị có thể thay thế thuốc tây bằng thuốc nam được không? Dùng loại thuốc nào tốt nhất cho sức khoẻ? Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường týp 2 như thế nào? Việc ăn uống theo chế độ có cần dùng thuốc nữa không?

Thắc mắc của chị Tạ Thị Thu Hồng đã được ThS. BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia tư vấn như sau:

Khi đã được chẩn đoán là tiểu đường týp 2 thì bố mẹ bạn phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, người bị tiểu đường gần như phải dùng thuốc suốt đời chỉ có thể giảm liều nếu kết hợp tốt chế độ ăn uống và luyện tập. Thuốc không ảnh hưởng gì đến hệ tim mạch nhưng người tiểu đường thường kèm theo tăng huyết áp do rối loạn mỡ máu, hoặc bị biến chứng suy thận ảnh hưởng đến huyết áp chứ không phải do thuốc. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thuốc nam điều trị được bệnh tiểu đường mà chỉ có thể hỗ trợ.

3 phương pháp hỗ trợ người bị tiểu đường

Dùng thuốc: Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh bác sĩ sẽ ra quyết định phương pháp điều trị và sử dụng thuốc cho người bệnh.

Chế độ ăn: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường trong đó Carbon hydrat là một trong những thành phần chính trong thức ăn.

- Chọn thịt nạc bao gồm thịt gia cầm, cá, thịt đỏ nạc và chất đạm thực vật. Và tốt nhất là không chiên, rán chúng. Tốt nhất là luộc.

- Rau quả trái cây và rau củ có nhiều carbon hydrat.

- Chọn các sản phẩm bơ sữa ít béo hoặc tách béo như là phô mai ít béo, sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa tách béo như là yogurt không chất béo (loãng hoặc đông lạnh), sữa tách béo bằng phương pháp bay hơi và nước sữa.

- Chọn các loại đậu hay hạt đậu đã được nấu chín và sấy khô, gạo lức, bánh mì, ngũ cốc, gạo và các loại mì pasta tươi chứa chất xơ như các loại khoai, bắp và đậu.

- Đường tinh luyện.

- Hạn chế sử dụng muối bởi chế độ ăn mặn có thể làm tăng cao hơn nguy cơ cao huyết áp ở người tiểu đường. Tốt nhất là không nên dùng muối trong chế biến thức ăn.

Luyện tập

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, làm vườn khoảng 30 phút mỗi ngày.

Không nên tập các môn thể thao gắng sức, đạp xe đường dài, leo núi...

B. Lăng

 


Ý kiến của bạn