Hà Nội

Tuyển sinh 2024: Nhiều trường tuyển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực

25-01-2024 14:22 | Xã hội
google news

SKĐS - Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự thay đổi nhanh chóng của các ngành nghề trong bối cảnh hiện nay, trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024, nhiều trường đại học đã mở thêm nhiều ngành học mới.

Xu hướng phát triển trường đa ngành

Năm 2024, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) mở thêm ngành Thiết kế vi mạch, Kinh tế xây dựng, Địa kỹ thuật xây dựng, Khoa học dữ liệu và 3 chuyên ngành mới gồm: Quản lý xây dựng, Hóa dược, Hóa mỹ phẩm.

Năm nay là lần đầu tiên Trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh các khối ngành thuộc khối kỹ thuật, công nghệ. Cụ thể, nhà trường sẽ tuyển 6 ngành mới gồm: Khoa học dữ liệu (khoảng 100 chỉ tiêu), Kỹ thuật phần mềm (50 chỉ tiêu), Hệ thống thông tin (50 chỉ tiêu), Trí tuệ nhân tạo (100 chỉ tiêu), An toàn thông tin (50 chỉ tiêu), Quan hệ lao động (50 chỉ tiêu).

Tương tự, Trường ĐH Ngoại thương tuyển sinh ngành Khoa học máy tính, chương trình khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh.

Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM sẽ "lấn sân" sang tuyển sinh nhóm ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ bằng việc mở ngành Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin.

Trong khi đó, nhiều trường đại học có truyền thống đào tạo nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ cũng bắt đầu tuyển sinh các nhóm ngành xã hội, kinh tế. Cụ thể, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh các ngành khối kinh doanh quản lý, như Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng, Kế toán, Ngôn ngữ Anh.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bắt đầu tuyển nhiều ngành phi truyền thống của trường, như Ngôn ngữ Anh, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Kế toán, Kinh doanh quốc tế, Luật và sắp tới dự kiến tuyển nhóm ngành Báo chí và truyền thông...

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thông tin, năm 2024 trường dự kiến tuyển 7.650 sinh viên, tăng 150 chỉ tiêu so với năm trước trong đó có chỉ tiêu của ngành mới mở là an toàn thông tin.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy dự kiến năm 2024. Theo đó, Trường dự kiến tuyển sinh 12.500 chỉ tiêu trình độ đại học, tăng 2.600 chỉ tiêu theo 4 phương thức xét tuyển độc lập. Nguyên nhân tăng chỉ tiêu là trường dự kiến mở 7 ngành mới gồm: Kinh tế số, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật nhiệt, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ thẩm mỹ, Công nghệ tài chính. Trong đó, với phương thức xét tuyển học bạ, thí sinh lưu ý trường nhận hồ sơ học bạ theo từng đợt, đợt đầu tiên bắt đầu từ 3/1/2023.

Năm 2024, Trường ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển sinh 4.130 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính và hai cơ sở TPHCM, Quảng Ninh, cao hơn năm ngoái 30 chỉ tiêu.

Tuyển sinh 2024: Nhiều trường tuyển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực- Ảnh 1.

Thí sinh nghe tư vấn tuyển sinh của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2024.

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), năm 2024 dự kiến mở mới 1 chuyên ngành, đó là ngành Điện tử viễn thông, chuyên ngành Vi điện tử - Thiết kế vi mạch.

Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM dự kiến mở 2 ngành đào tạo mới là Kinh tế số (chuyên ngành Kinh doanh số, Quản trị kinh doanh số) và Kỹ thuật phần mềm.

Trường ĐH Phenikaa mùa tuyển sinh năm 2024 sẽ tuyển sinh thêm 8 ngành mới gồm: Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (Thiết kế vi mạch bán dẫn); An toàn thông tin; Trí tuệ nhân tạo, Marketing; Công nghệ tài chính, Kỹ thuật hình ảnh y học, Quản lý bệnh viện và Y học cổ tuyển; nâng số ngành/chương trình đào tạo tuyển sinh 48 và chỉ tiêu tuyển sinh là 9.896.

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chính thức công bố đào tạo 2 ngành mới là Y tế công cộng trình độ đại học, mã ngành 7720701 và ngành Dinh dưỡng trình độ đại học, mã ngành 7720401 theo Quyết định số 3667/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Chương trình đào tạo chính quy tập trung 4 năm và có mức học phí rất ưu đãi đối với thí sinh nộp xét tuyển vào 2 ngành học tiềm năng. 2 ngành học xu hướng khi chăm sóc sức khoẻ chủ động lên ngôi.

Phải đảm bảo chất lượng

Theo TS. Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, việc nhiều cơ sở giáo dục đại học mở thêm một số ngành mới cho thấy dấu hiệu tích cực của chủ trương, chính sách tự chủ. Tuy nhiên, trước khi mở ngành, cần đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện cần và đủ để không ảnh hưởng xấu đến thương hiệu nhà trường; trên hết là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Về phía các cơ quan quản lý, ngoài tăng cường giám sát, hậu kiểm của cơ quan quản lý Nhà nước; các cơ sở giáo dục đại học cần có trách nhiệm với người học, xã hội khi mở ngành, tránh hệ lụy không đáng có, như thất nghiệp sau khi ra trường, gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Có trường bỏ phương thức xét điểm học bạ THPT

Một số trường đại học nói không với phương thức xét học bạ THPT trong năm nay như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng 2% chỉ tiêu, 18% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, 80% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của nhà trường. Như vậy, nhà trường không còn tuyển sinh bằng học bạ. Ngoài ra, một số trường đại học khác như ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Y Hà Nội cũng không xét tuyển bằng điểm học bạ.

Những trường đại học Y Dược đầu tiên công bố phương thức tuyển sinh 2024Những trường đại học Y Dược đầu tiên công bố phương thức tuyển sinh 2024

SKĐS - Hiện một số trường đại học đào tạo về Y Dược đã công bố phương thức tuyển sinh năm 2024. Có trường sử dụng phương thức xét học bạ để tuyển sinh đầu vào.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn