Hà Nội

Tuyến lệ 3D giúp chữa bệnh khô mắt?

13-05-2022 16:10 | Thuốc mới
google news

SKĐS - Mới đây, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một hệ thống organoid mới có thể mang lại hy vọng cho những người mắc hội chứng khô mắt.

Khô mắt bùng phát: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách hạn chếKhô mắt bùng phát: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách hạn chế

SKĐS- Khô mắt là tình trạng khá phổ biến, nhưng sau khi đã điều trị khô mắt mà vẫn gặp phải những đợt khô mắt bùng phát trầm trọng hơn sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất bất ổn.

Phát triển tế bào gốc chữa bệnh về mắt

Những tiến bộ trong phương pháp nuôi cấy tế bào đã cho phép phát triển các organoid - các cơ quan nhỏ có nguồn gốc từ tế bào gốc, mô phỏng tổ chức mô của cơ thể.

Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể. Khi tế bào gốc được phát triển dưới dạng nuôi cấy sẽ thúc đẩy sự kết hợp, do đó điều trị bằng một loạt các phân tử tín hiệu xác định có thể hướng dẫn sự biệt hóa và tự tổ chức của tế bào gốc thành các organoid gợi nhớ đến các cơ quan của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu do Đại học Osaka đứng đầu trước đây đã phát triển một organoid hai chiều (2D) giống như mắt bằng cách sử dụng các tế bào gốc đa năng của con người và ghi nhận sự hiện diện của các tế bào giống tuyến lệ trong các organoid này.

Tuyến lệ nằm bên trong mí mắt, có nhiệm vụ sản xuất chất lỏng tạo điều kiện thuận lợi cho thị lực và bảo vệ mắt. Giảm sản xuất nước mắt có liên quan đến hội chứng khô mắt, đây là đặc điểm của một bệnh tự miễn dịch phổ biến được gọi là hội chứng Sjögren. Việc khám phá cách tạo ra các organoid tuyến lệ, có thể đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các liệu pháp mới để điều trị hội chứng khô mắt.

photo-1652260667191

Khô mắt kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, gây tổn thương mắt…

Tuyến lệ 3D có thể chữa bệnh khô mắt?

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka đã phát triển một phương pháp tạo ra các cơ quan tế bào (organoid) giống tuyến lệ 3D, bắt chước theo các đặc điểm của tuyến lệ, từ các tế bào gốc đa năng do con người tạo ra.

Để tạo ra các organoids tuyến lệ, nhóm nghiên cứu đã phân lập các tế bào tiền thân tuyến lệ từ các organoid 2D giống mắt người mà nhóm đã phát triển trước đây. Việc nuôi cấy thêm quần thể tế bào tiền thân này (những tế bào biểu hiện những dấu hiệu ban đầu của sự phát triển tuyến lệ) đã dẫn đến sự tạo ra thành công các tổ chức tuyến lệ 3D.

Ngoài việc hiển thị các đặc trưng trong mô hình tổ chức của tuyến lệ, các organoid còn biểu hiện các dấu hiệu chính liên quan đến sự phát triển của tuyến lệ. Để khám phá chức năng của các organoid, nhóm nghiên cứu đã cấy các organoid tuyến lệ vào loài gặm nhấm đã bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến lệ.

Các nhà nghiên cứu cho hay, sau khi cấy ghép, các organoid đã cho thấy sự biệt hóa thành mô tuyến lệ trưởng thành. Hệ thống organoid này có thể đóng vai trò là nền tảng phát triển các liệu pháp và khám phá thuốc điều trị hội chứng khô mắt nghiêm trọng.

Đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới tạo ra các organoid tuyến lệ 3D từ tế bào gốc đa năng của con người. Các organoid tuyến lệ này có thể đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các liệu pháp tái tạo và thuốc để điều trị hội chứng khô mắt nghiêm trọng liên quan đến hội chứng Sjogren và các rối loạn khác.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Liên tiếp ghi nhận trẻ em nhập viện vì nôn mửa, cảnh báo virus viêm gan bí ẩn ở Việt Nam.


DS. Diệu Hân
(Theo sciencedaily.com, 2/5/2022)
Ý kiến của bạn