Hà Nội

Tương lai của ý thức Giấc mơ và trí nhớ sẽ được phục hồi

16-04-2014 01:57 | Dược
google news

SKĐS - Tháng 3/2014, tại Nhật Bản đã công bố nghiên cứu của tiến sĩ vật lý Michio Kakul mang tên Tương lai của ý thức:

Tháng 3/2014, tại Nhật Bản đã công bố nghiên cứu của tiến sĩ vật lý Michio Kakul mang tên Tương lai của ý thức: Những vấn đề khoa học cần hiểu, bổ sung và tăng cường. Tạp chí Cơ khí phổ thông (PM) của Mỹ đã có cuộc phỏng vấn ngắn với TS. Michio Kakul về dự án này nhằm giúp chúng ta hiểu sâu thêm về mục tiêu dự án, đặc biệt là việc ghi lại giấc mơ và phục hồi trí nhớ cho con người.

Phóng viên (PV): Ý thức là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của con người?

TS. Michio Kaku (TS.MK): Với tư cách là một nhà vật lý, tôi cho rằng, mỗi khi nhìn thấy một cái gì mới, người ta thường nghĩ ngay đến việc tạo ra một mô hình, một mô hình thu nhỏ thể hiện bản chất của đối tượng. Sau khi xác định được vị trí trong không gian, so sánh với các hạt khác, như các nguyên tử chẳng hạn, chúng tôi tiếp tục mô phỏng nó trong tương lai bằng mô hình này, đây cũng là cách Newton đã đưa ra lý thuyết về lực hấp dẫn, hay Einstein đưa ra lý thuyết về không gian và thời gian. Với cơ sở này, theo tôi ý thức là tất cả các chu trình phản hồi cần thiết để tạo ra một mô hình của chúng trong không gian, trong mối quan hệ với những mô hình khác và trong thời gian, đặc biệt là tương lai. Điều này có nghĩa, động vật có ý thức, nên có cả chu trình phản hồi liên quan đến từng hành vi. Riêng con người có ý thức cao nhất vì chúng ta có cả giấc mơ lẫn tiên đoán được tương lai còn động vật thì không. Bằng chứng, con người có thể lập kế hoạch, hoạch định chiến lược cho tương lai.

Não là bộ phận chứa đựng nhiều bí ẩn nhất của cơ thể.

Não là bộ phận chứa đựng nhiều bí ẩn nhất của cơ thể.

PV: Tương lai người ta có thể ghi âm và cấy ghép ký ức, liệu những điều này có khả thi đối với con người?

TS.MK: Mục đích của dự án này là tạo ra một máy tạo nhịp não (brain pacemaker) làm nhiệm vụ “nạp” trí nhớ vào não cho người bị bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ). Năm ngoái, thiết bị này đã được thử nghiệm trên chuột trước khi thử nghiệm trên loài linh trưởng và cho người bệnh Alzheimer thông qua vùng hồi hải mã (hippocampus) và qua hệ thống internet cảm xúc, internet của ký ức mà người ta tin rằng trong thập kỷ tới đây sẽ là thời của thế hệ internet thông minh, có thể lưu giữ ký ức cho con người, hay còn gọi là thời đại “nửa người - nửa chip”.

PV: Những rào cản đối với các nhà khoa học khi thực hiện dự án, luật pháp hay đạo đức?

TS.MK: Giống như các lĩnh vực khác, việc tạo trí nhớ hay phục hồi trí nhớ liên quan đến rất nhiều vấn đề, cả đạo đức lẫn luật pháp. Ví dụ, khoa học đã tạo ra viên thuốc quên, cho phép người dùng quên đi những nỗi sợ kinh hoàng. Một số thành viên trong Ủy ban Đạo đức của Tổng thống Mỹ lại phê phán, họ cho rằng ảnh hưởng đến bộ nhớ, “hại nhiều hơn lợi”, nhưng cộng đồng khoa học lại không đồng tình bởi nỗi đau thương còn hại hơn cả những gì con người từng biết. Ngoài ra, còn có những người có trí nhớ cực lớn, có thể lưu giữ nội dung của 15.000 cuốn sách và khi cần có thể đọc được từng trang. Nhưng một khi bộ nhớ có quá tải cũng cần phải thoát bớt và cơ chế xóa này không đơn giản như máy tính nên viên thuốc quên lại phát huy tác dụng.

PV: Xin ông cho biết tính khả thi của việc nạp trí nhớ cho não?

TS.MK: Trong những năm gần đây, nhờ thành công của Dự án Brain Machine Interface (giao diện não - máy) hay gọi tắt là Dự án BMI mà quân đội Mỹ đã sản xuất được bộ trang phục giúp cho thương binh, người tàn tật có thể đi lại được mà không phải nhờ đến những người xung quanh ngay cả khi họ đang bị liệt. Và tương lai, nhờ công nghệ này và những tiến bộ mới khác, người ta sẽ nạp được trí nhớ cho con người. Đây là những ký ức rất cần cho nhóm người mắc bệnh Alzheimer, hoặc sinh viên đại học để giúp vượt qua những kỳ thi hay cho những ứng dụng tương tự. Mới đây, chính phủ Mỹ đã đề xuất sáng kiến có tên Brain Initiative nhằm cho ra đời não nhân tạo có tên Brian 2.0, tạo ra một mạng lưới thần kinh của não bộ, nó được ví như là một chiếc đĩa và dùng các tác nhân bên ngoài giống như chùm tia laser tác động vào để khám phá giấc mơ và khám phá mối liên quan của con người với những gì bên ngoài không gian. Mục tiêu trước mắt của sáng kiến nói trên là chữa bệnh tâm thần.

PV: Ghi lại giấc mơ dùng cho mục đích giải trí hay cho mục đích khoa học đích thực?

TS.MK: Nghiên cứu giấc mơ và ghi lại giấc mơ sẽ giúp con người hiểu sâu thêm về cơ chế hoạt động của ý thức. Nếu quét não một người đang mơ thì vỏ não trước trán sẽ không hoạt động (tắt), có nghĩa là không logic, nhưng hạch hạnh nhân lại hoạt động (mở) để kiểm soát sự sợ hãi và điều khiển cảm xúc. Những giấc mơ cho thấy người trong cuộc đang quan tâm, lo lắng về một vấn đề nào đó, nhưng lại độc lập đứng trên góc độ về vật lý. Vì vậy ghi lại giấc mơ, khám phá bí ẩn về giấc mơ là mục đích khoa học đích thực. Hầu hết, các hoạt động của não mang tính vô tình.Vì vậy, hiểu được giấc mơ sẽ giúp sáng tỏ rất nhiều vấn đề mà lâu nay khoa học chưa hiểu hết, trong đó có việc ra đời các loại thuốc chữa bệnh thần kinh, tâm thần, nhất là bệnh Alzheimer hay căn bệnh lú lẫn chỉ xảy ra ở người già nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa.

(Theo PM, 3/2014)

Nam Bắc Giang

 


Ý kiến của bạn