Nếu như cuộc sống trên hành tinh này không chấm dứt do thảm họa khí hậu hay va đụng với thiên thạch, thì sớm hay muộn thế giới cũng phải đi đến hồi kết.
Một ngôi sao có kích cỡ trung bình tương tự như mặt trời ở trạng thái chu kỳ hydrogen trong phần lớn vòng đời của nó. Khi nó đốt cháy toàn bộ trữ lượng hydrogen và lõi của nó chuyển thành khí helium, nhiệt hạch đốt cháy hydrogen cho đến tận ngoại biên. Lúc này, quầng sáng tăng lên, các lớp bên ngoài mở rộng và nhiệt độ bề mặt giảm xuống. Kích cỡ của ngôi sao tăng khoảng 100 lần, và nó trở thành một hành tinh màu đỏ khổng lồ. Nó sẽ ở giai đoạn này ít hơn thời gian ở trạng thái hydrogen, khoảng vài trăm triệu năm. Cuối cùng, hạt nhân helium không thể chịu nổi trọng lực của chính nó và bắt đầu co lại. Nhiệt độ tăng lên sẽ chuyển helium thành các nhân tố nặng hơn như carbon, oxygen, silicon và sắt. Với các ngôi sao ở kích cỡ trung bình giai đoạn này có thể kéo dài hàng tỷ năm.
Đối với hành tinh chúng ta, "giờ X" (ngày tận thế) có thể đến vào giai đoạn giữa 1,75 tỷ năm tới 3,25 tỷ năm. Vào thời điểm đó, mặt trời sẽ nóng lên và tăng kích cỡ. Trái đất sẽ rơi ra khỏi vùng có thể sinh sống được.
Đặc điểm để có thể sinh sôgns được là phải có nước, có nghĩa là hành tinh chúng ta phải cách hành tinh mẹ mặt trời một khoảng cách nhất định để đảm bảo nước ở trạng thái lỏng. Nhưng vào thời điểm đó các đại dương sẽ bốc hơi hết.
Thậm chí trước thời điểm đó thì điều kiện cần thiết cho sự sống, trong đó có loài người sẽ biến mất. Càng về cuối sự tồn tại của nó, các hành tinh càng trở nên nóng hơn và nở ra. Ngôi sao càng lớn thì vòng đời càng ngắn.
Tuổi thọ của trái đất theo tính toán là 7,79 tỷ năm (trong đó chỉ có 6,29 tỷ năm là có sự sống) thì 4,5 tỷ năm đã trôi qua. Nghĩa là trái đất của chúng ta cho đến nay đã tròn 4,5 tỷ năm tuổi.