Hà Nội

Tuổi nào dễ bị chấn thương răng?

09-07-2015 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Trẻ em dưới 3 tuổi lúc bắt đầu đi học thường bị chấn thương răng sữa ở nhà, ở nhà trẻ, trường học do trẻ chạy nhảy, nô đùa, va đập, ngã...

Trẻ em dưới 3 tuổi lúc bắt đầu đi học thường bị chấn thương răng sữa ở nhà, ở nhà trẻ, trường học do trẻ chạy nhảy, nô đùa, va đập, ngã... Tuy nhiên, tỷ lệ chấn thương ở bé trai nhiều hơn bé gái. Chấn thương răng tưởng như đơn giản nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: chảy máu tủy răng, vôi hóa tủy răng, tủy răng hoại tử... nếu không được xử trí đúng cách.

Các loại chấn thương răng thường gặp

Răng lung lay, răng di lệch sang bên, răng lún vào bên trong xương ổ răng hoặc rời ra, răng rời ra ngoài xương ổ răng, gãy thân răng, gãy chân răng hoặc cả thân và chân răng.

Hậu quả khi trẻ bị chấn thương răng: sung huyết tủy răng; chảy máu tủy răng; vôi hóa tủy: buồng tủy, ống tủy bị bít kín dần do ngà lắng đọng; tủy răng bị hoại tử; tiêu chân răng...

Các ảnh hưởng trên mầm răng vĩnh viễn: Thân răng bị đổi màu vàng nâu; thiểu sản men răng; chân răng bị tách đôi, tách đôi chân răng; thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng; rối loạn mọc răng ...

Lời khuyên của thầy thuốc

Chấn thương răng tưởng như đơn giản nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: chảy máu tủy răng, vôi hóa tủy răng, tủy răng hoại tử... nếu không được xử trí đúng cách. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần thường xuyên theo sát, quan tâm tới trẻ, mặt khác nhắc nhở, giáo dục trẻ đặc biệt là trẻ hiếu động, nghịch ngợm để phòng tránh các tai nạn về răng... phòng tránh những chấn thương, bảo vệ hàm răng khỏe đẹp cho trẻ sau này.

Mời bạn đọc đón đọc phần 3 :"Các phương pháp xử lý khi trẻ bị chấn thương răng" vào lúc 8h ngày 10/7/2015

BS. Phạm Minh Nguyệt

 


Ý kiến của bạn