Từng bước biến dược liệu trở thành cây trồng chủ lực ở Lào Cai

05-11-2023 17:09 | Xã hội

SKĐS - Từ hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu mang lại, 1 số địa phương đã có định hướng phát triển dược liệu trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Hà Nội nhân rộng, từng bước nâng cấp mô hình trồng cây dược liệuHà Nội nhân rộng, từng bước nâng cấp mô hình trồng cây dược liệu

SKĐS - Để hình thành các vùng trồng cây dược liệu hàng nghìn ha phát triển tốt, Hà Nội ưu tiên chọn các giống dược liệu bản địa, phù hợp với canh tác lâu đời của địa phương.

Từ khoảng thời gian dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, nhiều ngành kinh tế bị chững lại thì tại Lào Cai, cây dược liệu đã mang về hàng tỷ đồng cho người nông dân.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, nửa đầu năm 2021, Lào Cai tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, sản lượng cây dược liệu với 536ha trồng mới; đạt sản lượng 9.116 tấn, giá trị ước đạt trên 200 tỷ đồng.

Từ những hiệu quả về mặt kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo mà cây dược liệu mang lại, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030, cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp Lào Cai.

Từng bước biến dược liệu trở thành cây trồng chủ lực - Ảnh 2.

Với khí hậu vô cùng thuận lợi, Sa Pa (Lào Cai) trở thành 1 trong những vùng trồng Atiso lớn của cả nước.

Theo đó, tỉnh tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu hàng năm và dược liệu dưới tán rừng trồng thành vùng nguyên liệu hàng hóa. Tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2030, diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính với diện tích đạt 3.700ha, sản lượng đạt khoảng 16.000-17.000 tấn/năm; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

Đồng thời, địa phương nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Ngoài ra, để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, hiện nay, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chuyển từ hợp đồng nguyên tắc sang ký hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ dược liệu với doanh nghiệp.

Một số vùng sản xuất dược liệu tại địa phương đã được tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng. Từ đó có nhiều sản phẩm dược liệu được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn. Nhiều sản phẩm là đặc trưng của Lào Cai phục vụ khách du lịch như cao atiso Sa Pa, chè dây, giảo cổ lam, tam thất, thuốc tắm người Dao đỏ.

Điển hình nhất trong các cây dược liệu đang được trồng phổ biến tại Lào Cai là Atiso. Hiện Atiso đã thay thế cây ngô, cây lúa ở 1 số vùng sâu vùng xa tại Sa Pa, Atiso Sa Pa được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng giúp người dân ở Sa Pa phát triển kinh tế và làm giàu.

Xem thêm video được quan tâm:

Chương trình vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt Nam.


Thành Long
Ý kiến của bạn