Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết

17-01-2025 06:54 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Người Mông chỉ giã bánh dày trong dịp Tết hay lễ hội bởi đây là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của họ mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Theo tiếng Mông, bánh dày có tên gọi là "Pé" hoặc "Dúa" tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh dày là biểu tượng cho Tết, cho trái đất và bầu trời vuông tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông…

Để làm ra những chiếc bánh dày thơm dẻo, từ khâu chọn gạo đến khâu chế biến ra chiếc bánh dày rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương trắng, hạt gạo đều. Sau khi vo sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 6 đến 8 tiếng, vớt ra để ráo nước mới cho vào chõ đồ xôi (khoảng 1 đến 2 tiếng). Chõ đồ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 1.

Khâu chọn, ngâm gạo và đồ xôi cần sự khéo léo của phụ nữ thì khâu giã bánh dày đòi hỏi nhiều sức lực, do đó, những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khoẻ mạnh, đặc biệt phải phối hợp rất nhịp nhàng.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 2.

Khi xôi chín được đổ cả vào cối vẫn nghi ngút bốc khói và hương thơm lan tỏa sau đó được giã thật nhuyễn.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 3.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 4.

Cối để giã bánh được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột, chày cũng được làm từ các loại gỗ cứng và nặng.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 5.

Khi giã, nếu giã không nhanh và không dứt khoát, chày sẽ bị dính xôi, khi đó người giã mất sức vì khó nhấc chày lên, xôi lại không mềm nhuyễn. Ngoài sức khỏe, người giã bánh đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 6.

Giã càng kỹ, bánh càng dẻo ngon và để được lâu.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 7.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 8.

Khi xôi giã đã nhuyễn và dẻo quánh thành một khối là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa và được gói bằng lá chuối. Trong quá trình gói, những người phụ nữ Mông thường lấy trứng gà luộc lên, sau đó dùng lòng đỏ để xoa đều lên tay và lá gói để nặn và gói bánh không bị dính, cũng như tạo hương vị thơm của bánh.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 9.

Có lẽ điều đặc biệt nhất của bánh dày người Mông so với bất kỳ loại bánh nào khác là bánh không có nhân, cũng không có gia vị, nhưng khi ăn lại có một hương vị rất đặc trưng. Đó là vị thơm dẻo của gạo nếp nương, vị ngọt tự nhiên của gạo.

Tục giã bánh dày của người Mông trong dịp Tết- Ảnh 10.

Những người cao tuổi ở đây cho hay, không ai biết bánh dày có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó đã gắn bó với đời sống người Mông ở khắp vùng Tây Bắc như một thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cũng như tâm linh trong những ngày lễ, Tết.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn