Tục cắt âm vật - những hệ lụy nhìn từ góc độ y học

16-12-2017 10:44 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Nhân loại đang sống trong thế kỷ 21, kỷ nguyên khoa học công nghệ phát triển, y khoa và dược phẩm không ngừng được cải thiện, tuổi thọ con người ngày càng được nối dài thì ở nhiều nơi, vẫn còn duy trì tục lệ kỳ dị và cổ hủ, chất thêm nỗi đau cho phụ nữ, đó là tục cắt âm vật.

Nhân loại đang sống trong thế kỷ 21, kỷ nguyên khoa học công nghệ phát triển, y khoa và dược phẩm không ngừng được cải thiện, tuổi thọ con người ngày càng được nối dài thì ở nhiều nơi, vẫn còn duy trì tục lệ kỳ dị và cổ hủ, chất thêm nỗi đau cho phụ nữ, đó là tục cắt âm vật.

Cập nhật tục cắt âm vật

Cắt âm vật (Female genital mutilation - FGM), còn được gọi là cắt bao quy đầu, nghi lễ cắt bỏ trực tiếp một số hoặc tất cả các cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ bằng một lưỡi dao cạo hay dao thông thường, khi có hoặc không gây mê. Theo số liệu thống kê của UNICEF 2016, đây là thủ tục man rợ vẫn còn tồn tại ở một số nước châu Phi, châu Á, và một số quốc gia ở Trung Đông. Có hơn 200 triệu phụ nữ đã phải trải qua nghi lễ này, tập trung chủ yếu ở 27 nước châu Phi như Yemen, Iraq Kurdistan, 80 - 98% thuộc nhóm tuổi từ 15 - 49 tại Djibouti, Ai Cập, Eritrea, Guinea, Mali, Sierra Leone, Somalia và Sudan.

Độ tuổi thực hành FGM khác nhau, từ sau khi sinh đến tuổi dậy thì, tuỳ theo  các bộ tộc, quốc gia. Có nơi thực hành rất sớm  trước 5 tuổi, có nơi lại rất muộn. Ngay cả ở Mỹ, theo nghiên cứu thực hiện hồi tháng Giêng năm 2016 do Cơ quan Dịch vụ Y tế và Nhân Sinh (HHS) và Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống  dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện cho thấy, có khoảng 513.000 phụ nữ đã trải qua hoặc có nguy cơ bị cắt âm vật. Trước đó, theo cuộc điều tra do Cục điều tra dân số, thực hiện hồi tháng 2/2015 ước tính có 507.000 trẻ em gái và phụ nữ sống ở Mỹ có nguy cơ hoặc đã bị cắt âm vật.

Tục cắt âm vật - những hệ lụy nhìn từ góc độ y học

Thủ thuật FGM có thể tóm tắt ở 4 dạng chính:

Dạng 1 gọi là clitoridectomy, loại bỏ các mũ trùm âm vật và loại bỏ một phần hoặc toàn bộ âm vật. Dạng 2 là cắt bỏ toàn bộ hay một phần  âm vật, và môi âm vật, đôi khi có thể có hoặc không đi kèm với sự cắt bỏ môi lớn. Dạng 3, nghiêm trọng nhất, có tên infibulation hay Pharaon (nhằm khoá tránh giao hợp, người ta còn loại bỏ toàn bộ môi lớn và môi bé và đóng cửa âm hộ. Trong thủ tục này, một lỗ nhỏ được dành cho việc tiểu tiện và kinh nguyệt, âm đạo được mở ra để giao hợp và sinh con). Bước thứ ba này còn bao gồm việc tái định vị âm vật, gồm việc khâu lại các vị trí đã bị cắt lại với nhau trong một khoảng thời gian nhất định, và kẹp chặt hai đùi phụ nữ lại để hạn chế sẹo và vết thương nhanh lành. Nhờ thủ tục trên âm vật chỉ được mở khi có quan hệ tình dục thâm nhập. Dạng cuối cùng là cắt âm vật không vì mục đích y tế, có thể bao gồm chích, xỏ lỗ, rạch, xăm... Ngoài 4 dạng trên còn có một số hình thức FGM khác nhưng ít phổ biến hơn, như phụ nữ thổ dân ở Úc thực hành được mô tả dưới đây.

Tục cắt âm vật

Về dụng cụ “tác nghiệp” cho đến người chủ trì phẫu thuật cũng rất đa dạng, và không đảm bảo vệ sinh, như dao mổ bằng mảnh thủy tinh, dao cạo râu, dao nhỏ... Ví dụ bộ lạc Pitta-Patta thổ dân Úc còn dùng dụng cụ có tên dây Opossum, được chế từ tóc. Khi một cô gái đến tuổi dậy thì, toàn bộ bộ lạc tập trung lại, một ông già tiến hành thủ tục FGM. Trước tiên, người đàn ông này mở rộng cửa âm đạo to ra bằng cách dùng tay buộc dây Opossum để xé xuống. Thường thì sau đó là thủ tục giao hợp bắt buộc với một số người đàn ông.

Tục cắt âm vậtNhững nạn nhân của tục cắt âm vật

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, năm 2010 có khoảng 20% số phụ nữ thực hành FGM bị cắt toàn bộ âm vật, chủ yếu là vùng Đông Bắc Phi như Djibouti, Eritrea, Somalia và Bắc Sudan. Đây là hành vi đã bị cấm hoặc hạn chế tại hầu hết các quốc gia nhưng chế tài pháp luật nên vẫn còn đất tồn tại. Bắt đầu từ những năm 70 thế kỷ trước LHQ đã thuyết phục các nước thành viên từ bỏ hủ tục này, và trong năm 2012, LHQ coi cắt âm vật như là một hành vi vi phạm nhân quyền, nên LHQ đã bỏ phiếu nhất trí tăng cường nỗ lực chống lại hủ tục nói trên.

Nghi lễ cắt bỏ âm vật bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, nỗ lực để kiểm soát tình dục của phụ nữ, và những ý tưởng về sự tinh khiết, khiêm tốn và tính thẩm mỹ. Nó được khởi xướng và thực hiện bởi phụ nữ, những người nhìn thấy nó như là nguồn vinh dự, và lo ngại rằng con gái và cháu gái của họ nếu không cắt âm vật sẽ bị xã hội xa lánh, khó lấy chồng. Sự nhận thức chưa đầy đủ này đã đẩy phụ nữ vào hoàn cảnh éo le, “hại nhiều hơn lợi”, ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe, kể cả thế chất lẫn tinh thần.

Tục cắt âm vậtBốn bước phẫu thuật  FGM

Trước tiên, tục cắt âm vật hoàn toàn không có lợi về mặt sức khỏe, nhưng lại gây rủi ro rất lớn cho sức khỏe. Ngay lập tức, cắt âm vật gây xâm lấn, đau đớn, như chảy máu, sưng mô, sốt, nhiễm trùng sinh dục, rách vùng sinh dục, gây khó khăn khi đi tiểu, khả năng lành mô khó khăn, chấn thương mô xung quanh bộ phận sinh dục, và trong trường hợp nặng có thể gây sốc, nhiễm trùng dẫn đến vô sinh và tử vong. Lâu dài, nếu gặp biến chứng, chẳng hạn như vấn đề tiết niệu (bao gồm nhiễm trùng đường tiểu và đi tiểu đau), các vấn đề âm đạo (kể cả xả, ngứa và viêm âm đạo do vi khuẩn) thì người trong cuộc sẽ bị đau đớn cùng cực, thậm chí còn bị rách trong khi giao hợp, khó khăn khi giao hợp, gây khó khăn khi sinh, làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Về tâm lý, cắt âm vật có thể phát sinh chứng trầm cảm, tự ti, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn chức năng tình dục, khó gây hưng phấn khi sex, rối loạn chức năng tình dục do chấn thương, rối loạn stress sau chấn thương, và nhiều rối loạn  mang tinh thần kinh khác.

Dữ liệu thu được từ một nghiên cứu tiến hành năm 2010 cho thấy, phụ nữ ở miền Bắc Iraq, những người đã trải qua cắt âm vật cho thấy, có tới 45,6% bị rối loạn lo âu, 13,9% bị rối loạn nhân cách. Thủ tục FGM hay thảm hoạ “cắt bỏ cô bé” vẫn đang tồn tại thầm lặng ở nhiều nơi và chứa hề có dấu hiệu giảm bớt. Để giảm thiểu hệ luỵ phát sinh từu hành vi thiếu khoa học này,  năm 2012, LHQ đã ra tuyên bố coi cắt âm vật như là vi phạm nhân quyền, đã bỏ phiếu nhất trí tăng cường những nỗ lực chống lại hành vi nói trên. Nếu FGM còn tồn tại, nó được xem là vi phạm nghiêm trọng tới Quy ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), công ước về các quyền của trẻ em, và quy ước liên quan đến tình trạng của những người tị nạn.

Tục cắt âm vậtBiển quảng cáo phản đối phẫu thuật FGM ở Uganda

Chưa hết, để giúp dư luận hiểu được bản chất tục cắt âm vật, LHQ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, phi chính phủ đang phát động nhiều chiến dịch, giáo dục người dân hiểu sâu hơn về tác động tiêu cực FGH. Một số các trang web như End FGM European Network, Equality Now, Network Against Female Genital Mutilation, và The Orchid Project... đã được khai trương, đăng tải những thông tin hữu ích. Mọi người nên truy cập, tuyên truyền để cộng đồng chấm dứt những thủ tục cổ hủ, dị đoan nhằm đảm bảo mang lại quyền lợi chính đáng cho con em mình.


DS. Trang Nhung
Ý kiến của bạn