Hà Nội

Tuân thủ thuốc giúp kéo dài thời gian sống khỏe mạnh sau cơn đau tim

01-09-2021 14:10 | Thông tin dược học
google news

Theo một nghiên cứu được trình bày tại Đại hội Tim mạch Mỹ năm 2021, tuân thủ lời khuyên về sử dụng thuốc điều trị kết hợp thay đổi lối sống có thể giúp tăng thêm 7 năm sống khỏe mạnh sau cơn đau tim.

Tuân thủ thuốc kéo dài thời gian sống khỏe mạnh sau cơn đau tim - Ảnh 1.

Cải thiện lối sống và tuân thủ thuốc dùng thuốc điều trị giúp nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh của bệnh nhân suy tim.

Nghiên cứu INTERHEART trước đây đã chứng minh rằng 80–90% nguy cơ đau tim có tliên quan đến các yếu tố như: Hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, béo bụng, hoạt động thể chất không đầy đủ, tăng huyết áp, tiểu đường và tăng lipid máu. Vì vậy, việc quản lý tình trạng này bao gồm hai chiến lược chính: Thay đổi lối sống và tuân thủ dùng thuốc.

Cách phân biệt cơn đau tim và ngừng tim đột ngộtCách phân biệt cơn đau tim và ngừng tim đột ngột

SKĐS - Đây là hai sự cố thường gặp ở nhóm người mắc bệnh tim, đôi khi hay bị nhầm, giống như bệnh đột quỵ với nhồi máu cơ tim.

Tiến sĩ Tinka Van Trier, tác giả nghiên cứu, Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam, Hà Lan cho biết: "Hầu hết bệnh nhân đau tim vẫn có nguy cơ cao bị cơn thứ hai một năm sau đó. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cải thiện cả lối sống và sử dụng thuốc có thể làm giảm nguy cơ này, giúp tăng tuổi thọ trong nhiều năm mà không có biến cố tim mạch".

Nghiên cứu tổng hợp dữ liệu từ 3.230 bệnh nhân bị đau tim hoặc được đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu. Độ tuổi trung bình là 61 tuổi và 24% là phụ nữ. Trung bình một năm sau biến cố tim, 30% tiếp tục hút thuốc, 79% thừa cân và 45% cho biết không hoạt động thể chất đầy đủ. 

Chỉ 2% đạt được mục tiêu điều trị về huyết áp, cholesterol LDL (xấu) và mức đường huyết - với 40% bị huyết áp cao và 65% có cholesterol LDL cao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc dự phòng là phổ biến: 87% dùng thuốc chống huyết khối, 85% dùng thuốc hạ lipid và 86% dùng thuốc hạ huyết áp.

Sử dụng mô hình SMART-REACH, các nhà nghiên cứu đã tính toán nguy cơ suốt đời của cơn đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim mạch và ước tính những thay đổi trong những năm sau biến cố tim mạch đó, tức là không có biến cố về tim, khi lối sống và thuốc điều trị được thay đổi hoặc tối ưu hóa. 

Mô hình kết hợp các mục tiêu điều trị sau: Không hút thuốc; liệu pháp chống huyết khối với hai loại thuốc chống kết tập tiểu cầu; thuốc hạ lipid (statin cường độ cao, ezetimibe và chất ức chế PCSK9); huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg; nếu bị tiểu đường, sử dụng chất chủ vận GLP1 và chất ức chế SGLT2 và kiểm soát lượng đường trong máu (HbA1c dưới 48 mmol / mol).

Nguy cơ tồn tại trung bình còn lại ước tính là 54% - có nghĩa là một nửa sẽ bị đau tim, đột quỵ hoặc chết vì bệnh tim mạch vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.

Nếu việc điều trị bệnh nhân trong nghiên cứu được tối ưu hóa để đáp ứng tất cả các mục tiêu trong mô hình, nguy cơ trung bình sẽ giảm xuống còn 21% (1/5 bệnh nhân).

Tiến sĩ Van Trier cho biết: " Phân tích của chúng tôi cho thấy nguy cơ mắc các biến cố tim mạch khác trung bình có thể giảm một nửa nếu các liệu pháp được áp dụng hoặc tăng cường. Đối với từng bệnh nhân, điều này sẽ dẫn đến việc đạt được trung bình 7,5 năm tuổi thọ khỏe mạnh không có biến cố".

Mời xem thêm video đang được quan tâm: 


Thanh Tuyền
Ý kiến của bạn