Tuần qua, ca mắc COVID-19 tăng nhanh; cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm dịp nghỉ lễ dài ngày

30-04-2023 10:26 | Y tế

SKĐS - Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 ở nước ta tuần qua tiểp tục tăng đáng kể, đã có ngày vượt mốc 3.000 ca. Bệnh nhân thở oxy, bệnh nhân thở máy cũng tăng lên; Cùng đó, trong tuần qua, đã có ca F0 tử vong thứ 2 sau gần 4 tháng không ghi nhận.

Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống COVID-19, dịch bệnh truyền nhiễm khác trong và sau lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 - 1/5Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống COVID-19, dịch bệnh truyền nhiễm khác trong và sau lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 - 1/5

SKĐS - Theo Bộ Y tế trong tháng 4/2023, một số bệnh đã ghi nhận số mắc tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm như COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Bộ Y đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4-1/5/2023, không để dịch bùng phát.

7 ngày ghi nhận 16.800 ca mắc COVID-19 mới, thêm 1 ca tử vong

Theo thống kê, trong 7 ngày qua (từ 23/4- 29/4), cả nước ghi nhận 16.800 ca mắc mới COVID-19, trong đó ngày 28/4 ghi nhận 3.094 ca mắc, đây cũng là ngày có số mắc mới cao nhất trong hơn nửa năm qua, ngày 27/4, số mắc gần chạm mốc 3.000 ca- với 2.958 ca.

 Số mắc COVID-19 của tuần này tăng 4.100 ca so với tuần trước đó - ghi nhận 12.700 ca.

Số ca mắc mới gia tăng nên số bệnh nhân nặng thở oxy cũng tăng, trong tuần qua, số F0 thở oxy có ngày đã lên đến 145 ca- ngày 25/4, ngày 29/4 có 122 ca thở oxy, trong số này có 24 bệnh nhân thở máy. 

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.559.862 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.821 ca nhiễm).

Tuần qua, ca mắc COVID-19 tăng nhanh; Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm dịp nghỉ lễ dài ngày - Ảnh 2.

Trong tuần qua số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.621.473.

Sau gần 4 tháng không có bệnh nhân tử vong, tính đến ngày 29/4, Bộ Y tế đã công bố có 2 ca tử vong do COVID-19 tại Hà Nội và Nam Định, trong đó có ca bệnh mắc bệnh nền nhưng không tiêm vaccine COVID-19.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.188 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

 Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm dịp nghỉ lễ dài ngày 

Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19 và một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, ngay trước ngày nghỉ lễ kéo dài dịp Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 - 1/5, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị tăng cường phòng chống dịch bệnh trong và sau dịp nghỉ lễ.

Theo đó, trong văn bản do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành cho biết, hiện nay hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 (kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao); cùng đó nhu cầu giao thương, du lịch của người dân sau 3 năm đại dịch gia tăng rất lớn nhất là trong thời gian nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4-1/5/2023 gây nguy cơ cao lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch; Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 ban hành kèm Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023;

Chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus. Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,...).

Các địa phương cũng cần tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả nước tiêm gần 1.600 mũi vaccine COVID-19

Theo thống kê của đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Y tế, tổng số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm ở nước ta đến nay là 266.223.732.


Tuần qua, ca mắc COVID-19 tăng nhanh; Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm dịp nghỉ lễ dài ngày - Ảnh 3.

Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này trước diễn biến tăng về số ca mắc.

Số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ kéo dài - ngày 29/4 là 1.597 mũi tiêm tại 4 tỉnh, trong đó 1.526 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 71 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai 61 điểm tiêm vaccine xuyên kỳ nghỉ lễ.

Tại cuộc họp của Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành chiều 26/4 về công tác phòng chống dịch trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và Giỗ Tổ Hùng Vương, Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ, truyền nhiễm… tiếp tục đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine cho người thuộc nhóm nguy cơ cao để bảo vệ chặt chẽ hơn nữa những đối tượng này trước diễn biến tăng về số ca mắc.

TS.BS Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Những biến thể phụ này đã được phát hiện trước đây và lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, không có gì là mới lạ. Đến nay Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều đưa các biến thể phụ này vào nhóm đáng theo dõi và quan tâm. Hiện nay, chưa có thông tin hay bằng chứng rõ ràng là biến thể phụ này làm tăng mức độ nặng của bệnh.

TS Nghĩa nhấn mạnh: việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 nên được thực hiện thường xuyên, liên tục đặc biệt trong dịp nghỉ lễ dài tới đây. Những người chưa tiêm đủ mũi vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế nên khẩn trương tiêm đủ mũi để phòng bệnh tốt nhất.

"Với biến thể Omicron thì vaccine COVID-19 vẫn có hiệu quả. Để phòng chống lây nhiễm COVID-19, ngoài việc tiêm đủ các mũi vaccine như khuyến cáo, người dân nên được thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khẩu trang, khử khuẩn"- TS Ngũ Duy Nghĩa nói.

TS Đặng Thanh Huyền, Phó  trưởng Văn phòng chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nêu rõ: Vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả trong phòng bệnh và các biến chứng do COVID-19 gây ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các nước triển khai tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên hoàn thành liều cơ bản đối với các đối tượng từ 5 tuổi trở lên và bao phủ trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, phòng bệnh cho cá nhân và những người xung quanh. Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo các quốc gia triển khai tiêm nhắc các liều tiếp theo dựa trên tình hình dịch bệnh.

Tuần qua, ca mắc COVID-19 tăng nhanh; Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm dịp nghỉ lễ dài ngày - Ảnh 5.

Tuân thủ 2K + trong phòng chống dịch COVID-19

Ngày 29/4: Có 1.892 ca COVID-19 mới, bệnh nhân thở oxy tăng lên 122Ngày 29/4: Có 1.892 ca COVID-19 mới, bệnh nhân thở oxy tăng lên 122

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 29/4 của Bộ Y tế cho biết có 1.892 ca mắc mới, giảm hơn 1.000 ca so với ngày trước đó; Hôm nay ca bệnh phải thở oxy tăng gấp đôi hôm qua, lên 122 ca; trong ngày có gần 900 bệnh nhân khỏi.

Thái Bình
Ý kiến của bạn