Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 sẽ triển khai ở 51 tỉnh

30-06-2023 09:19 | Y tế
google news

SKĐS - Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 07/10/2023 tại 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Làm mẹ quá sớm dễ sinh con chậm phát triển, suy dinh dưỡngLàm mẹ quá sớm dễ sinh con chậm phát triển, suy dinh dưỡng

SKĐS - Tình trạng tảo hôn ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vấn đề nan giải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em cũng như chất lượng dân số.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế vừa có công văn hướng dẫn địa phương và các đơn vị liên quan triển khai Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023. Theo đó chủ đề của Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 là "Làm mẹ an toàn - Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé" diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 07/10/2023. Địa bàn triển khai là 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình).

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, làm mẹ an toàn (LMAT) là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mục tiêu của LMAT là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Chính vì vậy, các nội dung giáo dục sức khoẻ về Làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nước quan tâm, trở thành nội dung quan trọng của Chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu...

Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 sẽ triển khai ở 51 tỉnh - Ảnh 2.

Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 07/10/2023.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ Y tế hướng dẫn triển khai "Tuần lễ Làm mẹ an toàn" trong khuôn khổ Dự án 7 – Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.

Mục tiêu Chương trình là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn, tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn nhằm, góp phần giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền, hướng tới đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

Tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ về lLàm mẹ an toàn (chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh), đặc biệt là cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong "Tuần lễ Làm mẹ an toàn" năm nay, mỗi trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn. Cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương. Ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã. Ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã. Vận động, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lơi để các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là các cơ quan tuyên truyền ở cấp huyện, xã đều có tin, bài về Làm mẹ an toàn.

Bộ Y tế khuyến khích các địa phương tổ chức lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn, ưu tiên tổ chức Lễ phát động trên địa bàn cấp cơ sở. Thời điểm tổ chức lễ phát động nên được thực hiện trước hoặc chậm nhất trong ngày mở đầu Tuần lễ Làm mẹ an toàn. Tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo, ưu tín các hội nghị, hội thảo ở cấp cơ sở với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp.

Trong công văn gửi các địa phương, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em nêu rõ đề nghị Báo Sức khỏe và Đời sống cùng phối hợp, tăng cường Sản xuất và đăng tải các sản phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các nền tảng của Báo Sức khỏe và Đời sống. Báo cùng phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phát triển và cấp phát tài liệu truyền thông mẫu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tổ chức phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn cấp trung ương tại một địa phương triển khai Chương tình.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi Chương trình, các Đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Kết thúc Tuần lễ Làm mẹ an toàn, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình, các Đơn vị liên quan tiến hành đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ -Trẻ em) trước ngày 15/11/2023 để tổng hợp.

Giải pháp nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu sốGiải pháp nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

SKĐS - Đặc thù của vùng dân tộc thiểu số và miền núi là địa hình đi lại khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại… do đó cần có chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hơn 40.000 Trẻ Dưới 6 Tuổi Đã Được Cấp Thẻ BHYT Qua Liên Thông | SKĐS



Tô Hội
Ý kiến của bạn