Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường nhẹ và có thể hồi phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngộ độc dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Theo dữ liệu tại Hoa Kỳ, CDC ước tính có khoảng 47,8 triệu ca ngộ độc thức ăn mỗi năm. Hơn 127.839 người phải nhập viện và 3.037 người tử vong.
Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn bởi một số loại tác nhân sau đây: Nấm; virus; vi khuẩn; ký sinh trùng; độc tố...
Thế nào là ngộ độc thực phẩm?
Khi bản thân hoặc người xung quanh rơi vào những tình huống sau đây thì có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:
+ Người vừa mới ăn xong và khởi phát các biểu hiện bệnh sau đó.
+ Có từ hai người trở lên có biểu hiện tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không có biểu hiện bệnh.
Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm khá đa dạng và tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Một số biểu hiện gợi ý của ngộ độc thực phẩm
+ Biểu hiện ở đường tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy …
+ Biểu hiện của mất nước mất muối nếu nôn, tiêu chảy nhiều như: biểu hiện khát, môi và da khô, nước tiểu sẫm màu và lượng ít dần...
+ Biểu hiện của nhiễm trùng (nếu do vi trùng) như: sốt, lưỡi bẩn...
+ Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra các dấu hiệu nguy hiểm, nặng như:
- Thần kinh: rối loạn cảm giác, yếu, liệt, cứng cơ, nhìn mờ, co giật, lẫn lộn, lơ mơ, hôn mê ….
- Tim mạch, hô hấp: đau ngực, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở …
- Dấu hiệu tiêu hóa: đau bụng liên tục, tiêu chảy nhiều, không giảm, phân có máu, tiểu ít …
Xử trí ngộ độc thực phẩm
Khi nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm, người dân cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe. Một số biện pháp sơ cứu, xử trí như:
- Gây nôn: Chỉ định trong trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, mới uống, ăn phải chất độc và chưa có triệu chứng ngộ độc. Chống chỉ định khi người bệnh lờ đờ, hôn mê, co giật, khó thở...Gây nôn bằng cách uống 100 – 200 ml nước sạch rồi dùng tăm bông hoặc hai ngón tay đã rửa sạch ngoáy vào cuống lưỡi, cổ họng.
- Người bệnh nếu nôn ói, tiêu chảy nhiều có thể bị mất nước, điện giải thì cần được bù nước, điện giải. Nếu người bệnh có khả năng uống được thì bù nước bằng dung dịch oresol. Nếu sử dụng dung dịch oresol bù nước thì người bệnh hoặc người nhà cần đọc kỹ hướng dẫn pha nước đúng liều lượng, nên pha với nước đun sôi để nguội và sử dụng dung dịch vừa pha trong vòng 24 giờ. Các đồ uống thay thế khác có thể dùng như nước khoáng, nước hoa quả, nước cháo, nước canh.
- Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì cần được đặt nằm nghiêng an toàn sang một bên và không cho bất cứ vật gì vào miệng người bệnh.
- Nhanh chóng gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, người hỗ trợ cần lưu lại mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, kể cả chất nôn, chất thải ra từ người bệnh để giúp xác định nguyên nhân gây ngộ độc.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho công nhân làm việc trực tiếp với chế biến thực phẩm.
- Không để người bị viêm xoang, viêm mũi họng, có mụn mủ ở tay chế biến thực phẩm.
- Không dùng tay để bốc hay chia thực phẩm chín. Tốt nhất là đeo găng tay dùng một lần để chế biến hoặc trộn thực phẩm. Cần rửa tay thường xuyên nhất là trong quá trình rửa và sơ chế nấu ăn.
- Dùng kẹp hoặc dĩa khi phục vụ thức ăn.
- Bảo quản tốt các thức ăn đã chế biến.
- Đối với thực phẩm bị nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng cần phải đun sôi 100 độC liên tục trong 2 giờ trở lên.
- Nấu kỹ tất cả thực phẩm có nguồn gốc độc vật trước khi ăn, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt lợn, trứng.
- Bảo quản thực phẩm tươi sống riêng được chuẩn bị trong các hộp chứa nhỏ.
- Tránh gây tái nhiễm vi khuẩn trong bếp: sau khi thức ăn được nấu chín thì cần để riêng với thực phẩm tươi sống.
Vụ nghi ngộ độc do ăn cơm gà tại Khánh Hòa: Số nạn nhân đã tăng lên 222 người
Các bệnh viện trong toàn tỉnh Khánh Hòa vẫn đang tiếp nhận các trường hợp nghi mắc ngộ độc thực phẩm do ăn cơm, phở gà tại quán gà trên đường Bà Triệu (thuộc phường Phương Sài, Nha Trang).
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đến tối 14/3, số nạn nhân trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn ở quán gà trên đã tăng lên 222 trường hợp. Trong đó có trên 140 ca nhập viện điều trị; các ca còn lại được các cơ sở y tế khám, kê đơn thuốc và cho về nhà theo dõi ngoại trú.
Các bệnh viện trong toàn tỉnh vẫn đang tiếp nhận các trường hợp nghi mắc ngộ độc thực phẩm do ăn cơm, phở gà tại quán trên. Hầu hết nạn nhân đang điều trị có dấu hiệu đã ổn định.