Từ vụ bé trai sốc phản vệ sau khi ngậm thuốc chữa ho, cần cẩn trọng gì khi trị ho bằng thuốc ngậm?

22-03-2022 11:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa ho, viêm họng, trong đó có dạng viên ngậm. Đây là dạng thuốc được nhiều người tin dùng vì dễ sử dụng, rẻ tiền và có hương thơm, vị ngọt hấp dẫn.

Sốc phản vệ từ thói quen tự mua thuốc về uốngSốc phản vệ từ thói quen tự mua thuốc về uống

SKĐS - Thói quen tự ý mua thuốc uống để điều trị bệnh có thể để lại những hậu quả khôn lường tới sức khỏe, thậm chí làm bỏ sót phát hiện các bệnh lý nguy hiểm.

Những người bị hen suyễn, người có cơ địa bị dị ứng với thuốc giảm đau, người đang dùng thuốc trị bệnh tim và các bà mẹ đang mang thai hay cho con bú... được khuyến cáo cần cẩn trọng khi dùng thuốc ngậm ho

Vừa qua, các bác sĩ BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhi bị sốc phản vệ độ 1 sau khi ngậm thuốc ho tự mua ở hiệu thuốc.

Theo gia đình kể lại, sau khi ngậm 1 viên thuốc chữa ho khoảng 30 phút thì bé có hiện tượng khàn tiếng, sưng nề vùng mắt hai bên, nổi ban đỏ nhẹ quanh mắt, ngứa. Ngay khi bé có biểu hiện bất thường, gia đình đã đưa bé đến BVĐK Hùng Vương - Phú Thọ cấp cứu.

Tiếp nhận với các triệu chứng điển hình, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị phản vệ mức độ I và lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau khi tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ) hai mắt và môi vẫn sưng nề.

Khoảng 20 phút sau cấp cứu bệnh nhân dần ổn định và chuyển điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện tiếp tục theo dõi.

Tuyệt đối không ngậm thuốc ho trong những trường hợp này, không dùng tùy ý nhất là sau vụ bé 11 tuổi bị sốc phản vệ do ngậm thuốc ho - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa ho, viêm họng, trong đó có dạng viên ngậm. Đây là dạng thuốc được nhiều người tin dùng vì dễ sử dụng, rẻ tiền và có hương thơm, vị ngọt hấp dẫn. Chính vì tiện dụng, rẻ nên nhiều người có thói quen lạm dụng. Việc sử dụng thường xuyên loại thuốc này có thể dẫn đến những hậu quả cho sức khỏe nếu không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc viên ngậm trị ho thường chứa các hoạt chất như tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu tràm (eucalyptol) hoặc dextromethorphan là chất ức chế phản xạ ho hoặc tinh dầu bạch đàn, mật ong, gừng, chanh... có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, làm dịu các cơn ho, dịu thanh quản, đau họng, khản giọng...

Các chuyên gia khuyến cáo, mặc dù những loại thuốc ngậm này đem lại hiệu quả giảm đau rát, giảm ngứa họng nhanh chóng nhưng không nên lạm dụng khi bị viêm họng hoặc ho. Thuốc chỉ nên dùng phối hợp để trị ho, viêm họng ở tình trạng nhẹ. Một số người khi thấy có triệu chứng ho hay viêm đau họng là tự ý mua thuốc này về sử dụng, không đi khám bệnh bỏ lỡ cơ hội được điều trị kịp thời.

Chưa kể đến một vài loại viên ngậm có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như người bị hen suyễn, những người có cơ địa bị dị ứng với thuốc giảm đau. Những người đang dùng thuốc trị bệnh tim, các bà mẹ đang mang thai hay cho con bú cũng nên tránh tự ý sử dụng những loại thuốc ngậm viêm họng này mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Ho, khó thở 1 tháng sau khi khỏi COVID-19 có phải là di chứng hậu COVID?Ho, khó thở 1 tháng sau khi khỏi COVID-19 có phải là di chứng hậu COVID?

SKĐS - F0 sau khi khỏi bệnh 1 tháng vẫn có triệu chứng khó chịu như ho, khó thở liền nghĩ ngay là di chứng hậu COVID. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra đây là quan niệm chưa đúng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hậu COVID-19 ở trẻ nhỏ: Đi khám hay tự chữa?



M.H (t/h)
Ý kiến của bạn