Tại họp báo "Ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ sinh sản", ThS. Susanna Brandi - Chuyên gia Khoa học Y sinh, đại diện Merck KGaA cho biết: “Hệ thống tủ nuôi cấy phôi công nghệ Time-lapse là những ứng dụng công nghệ tiến bộ trong điều trị vô sinh hiếm muộn đang sử dụng tại châu Âu, Mỹ và nhiều nước phát triển"
Chuyên gia đến từ Merck KGaA - áo đen và chuyên gia hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc tại cuộc họp báo
Các chuyên gia về sản khoa nhấn mạnh, việc nuôi cấy phôi là một quá trình quan trọng có tính quyết định thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng sau khi được thụ tinh và phát triển thành phôi được nuôi trong tủ nuôi cấy cho tới giai đoạn đông phôi hoặc chuyển phôi (2-6 ngày).
Cho tới hiện nay, sự phát triển về công nghệ của các tủ nuôi cấy phôi đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản, từ tủ nuôi cấy lớn một cửa, đến tủ nuôi cấy nhiều ngăn và cải tiến gần nhất là tủ nuôi cấy nhiều ngăn tích hợp hệ thống kính hiển vi soi ngược và camera (công nghệ Time-lapse).
Về quy trình nuôi cấy phôi trong tủ Time-lapse: mỗi phôi sẽ được nuôi cấy riêng biệt và được camera ghi nhận hình ảnh phôi ở các giai đoạn phôi phân chia. Dữ liệu hình ảnh phôi này sẽ được truyền vào máy vi tính; vì vậy, chuyên viên phôi học có thể đánh giá chất lượng phôi dựa vào hình thái cũng như động học của phôi mà không cần phải lấy phôi ra ngoài, quá trình nuôi cấy phôi sẽ không bị gián đoạn, môi trường nuôi cấy phôi sẽ ổn định nhất so với việc nuôi cấy phôi thông thường.
Toàn cảnh buổi họp báo
Thông tin của mỗi phôi sẽ chi tiết hơn, giúp các chuyên viên phôi học chọn lựa đúng phôi có khả năng làm tổ cao nhất. Phần mềm trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligene, AI) cũng đã ra đời, giúp việc đánh giá phôi được nhanh hơn và khách quan hơn.
Theo nghiên cứu của B.Aparicio Ruiz và cộng sự vào năm 2018 trên 4010 ca chuyển phôi tại cùng một trung tâm IVF ở châu Âu, cho kết quả tỉ lệ phôi nang bình thường và phôi nang tốt trong tủ Time-lapse lần lượt là 47.2% và 27,9%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so nuôi cấy phôi thông thường trong tủ nhiểu ngăn với tỉ lệ lần lượt là 41.3% và 22.1%.
Theo nghiên cứu phân tích tổng hợp của tác giả Pribenszky C và cộng sự năm 2017 đăng trên tạp chí Reprod Biomed Online 2018 cho thấy kết quả nuôi cấy phôi trong tủ Time-lapse cải thiện kết cục lâm sàng (tỉ lệ có thai, sẩy thai sớm, tử sản và tỉ lệ sinh sống) so với nuôi cấy thông thường. Phân tích tổng hợp này gồm 5 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (n=1637) cho kết quả là nuôi cấy phôi trong tủ Time-lapse có tỉ lệ thai lâm sàng hơn so với nuôi cấy thông thường (51% so với 39.9%), giảm đáng kể tỉ lệ sẩy thai sớm (15.3% so với 21,3%) và tăng đáng kể tỉ lệ sinh sống (44.2% so với 31.3%).
Chuyên viên phòng Lab Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc thao tác trên tủ nuôi cấy phôi công nghệ Time lapse
ThS. BS. Huỳnh Thị Thu Thảo – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc chia sẻ: “Từ sau khi lắp đặt hệ thống tủ nuôi cấy công nghệ Time-lapse, chúng tôi đã áp dụng cho 40 ca thụ tinh trong ống nghiệm và thu được nhiều kết quả tốt, tỉ lệ có thai khi chọn phôi chuyển kết hợp hình thái và động học phôi là 56.25% (9/16 ca chuyển phôi)”
Tủ nuôi cấy công nghệ Time-lapse còn giúp các bác sỹ dễ dàng có được các dữ liệu hình ảnh, video, kết quả đánh giá phôi được truyền trực tiếp từ phòng lab đến máy tính phòng tư vấn, từ đó các bác sỹ có thể tư vấn cho khách hàng với các thông tin rõ ràng và cụ thể; đồng thời, khách hàng cũng có trải nghiệm tuyệt vời hơn khi được xem những thước phim đầu đời của bé do camera tại mỗi buồng nuôi cấy phôi ghi nhận liên tục từ khi hình thành mầm sống đầu tiên cho đến suốt quá trình phát triển của phôi.
ThS. BS. Võ Thanh Liên Anh – Trưởng khoa Lâm sàng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc chia sẻ: “Trong hỗ trợ sinh sản, đôi khi những sự tác động nhỏ đến cảm xúc và tinh thần của khách hàng cũng là một phương pháp tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị. Khi được xem những thước phim ý nghĩa về quá trình phát triển “những đứa con” của mình, những ông bố bà mẹ đều vô cùng xúc động. Những điều kỳ diệu từ công nghệ đã giúp mang lại hạnh phúc và tiếp thêm động lực giúp họ vững tin hơn trong hành trình tìm kiếm những đứa con mơ ước”
Dữ liệu hình ảnh được truyền vào máy vi tính
Hệ thống trữ đông phôi thủy tinh hóa, hệ thống vi thao tác kết hợp laser, đặc biệt là hệ thống tủ nuôi cấy phôi công nghệ Time-lapse nhiều ngăn vừa được đưa vào vận hành trong phòng lab đều là những ứng công nghệ tiên tiến chuẩn quốc tế trong điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay.
Trung Tâm Hỗ trợ Sinh sản - Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn điều trị vô sinh hiếm muộn cho cả nam và nữ, thực hiện đa dạng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như bom tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, các thủ thuật nam khoa, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ…
Đến nay, Trung Tâm cũng tự hào đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong điều trị vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam: Tính đến hết tháng 12/2018, Trung tâm đã đón nhận 15.564 lượt thăm khám và điều trị, trong đó có 11% là khách nước ngoài, chào đón hơn 1,000 em bé ra đời, tỉ lệ thành công 50%, là Trung tâm hỗ trợ sinh sản đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận RTAC - từ năm 2014 và duy trì chứng nhận đến nay
Được biết, chứng nhận RTAC là quy chuẩn chung trong quản trị và thúc đẩy nâng cao chất lượng dành cho các Đơn vị Hỗ trợ sinh sản. Chứng nhận RTAC được xây dựng và thẩm định bởi Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản (Reproductive Technology Accreditation Committee – RTAC) thuộc Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia – FSA). Bộ tiêu chuẩn chất lượng RTAC là bộ tiêu chuẩn uy tín nhất hiện nay về Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chứng nhận RTAC theo phiên bản quốc tế cập nhật năm 2018 bao gồm 12 tiêu chuẩn thiết yếu và 7 tiêu chuẩn về thực hành tốt. Bộ tiêu chuẩn tập trung về các vấn đề chính như đảm bảo quyền lợi và an toàn của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị; nhận dạng đúng bệnh nhân và đúng giao tử, đúng phôi; hệ thống trữ đông giao tử và phôi an toàn, quản lý nguy cơ lây nhiễm, xử lý khi có thảm họa xảy ra, xây dựng hệ thống quản trị chất lượng-quản trị nguy cơ; quan tâm về tuyển dụng và đào tạo nhân sự; quản trị thiết bị; quản trị dược, tiếp nhận và phản hồi góp ý của bệnh nhân, nhân viên; xử trí các trường hợp biến chứng, cấp cứu;thu thập và quản lý số liệu trong điều trị