Hà Nội

Từ năm nay, cộng điểm ưu tiên vào đại học sẽ được điều chỉnh thế nào?

10-01-2023 07:57 | Thời sự
google news

SKĐS - Theo quy chế tuyển sinh đại học mà Bộ GD&ĐT ban hành, từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Cách nào gỡ khó cho các trường có ngành tuyển sinh kém?Cách nào gỡ khó cho các trường có ngành tuyển sinh kém?

SKĐS - Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, hầu hết ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.

Chính sách ưu tiên khu vực trong tuyển sinh vẫn giữ nguyên 4 khu vực. Thời gian qua, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 - nông thôn là 0,5 điểm, khu vực 2 là 0,25 điểm và khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên.

Bộ GD&ĐT cho biết, chính sách ưu tiên khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

Từ năm nay, cộng điểm ưu tiên vào đại học sẽ được điểu chỉnh thế nào? - Ảnh 2.

Thí sinh cần lưu ý cách tính mới về cộng điểm ưu tiên. Ảnh minh họa.

Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn.

Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Trước khi đưa ra điều chỉnh này, Bộ GD&ĐT đã thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của vài năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định trước đây, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp. Như vậy, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác; các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.

Chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh luôn là vấn đề nóng của mỗi mùa tuyển sinh. Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, việc cộng điểm ưu tiên là cần thiết. Bởi thực tế cho đến thời điểm hiện nay, điều kiện học tập ở các vùng miền của nước ta vẫn có sự khác biệt, không phải nơi nào cũng có điều kiện học tập như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

Với thí sinh ở khu vực khó khăn, nhờ chính sách cộng điểm ưu tiên đã mở ra cơ hội trúng tuyển đại học cho nhiều em. Sau khi tốt nghiệp, các em quay về địa phương, làm cán bộ và phấn đấu từng bước để tạo sự phát triển kinh tế xã hội cho những vùng khó khăn.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ ví việc cộng điểm ưu tiên quá nhiều như việc một người uống thuốc quá liều sẽ gây tác dụng ngược. Thế nên, chuyên gia này cho rằng, cần tính toán, điểm ưu tiên ở mức độ nào để tạo được nguồn đào tạo chất lượng.

Năm 2022, có bao nhiêu trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu, bị xử phạt?Năm 2022, có bao nhiêu trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu, bị xử phạt?

SKĐS - Theo Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT, năm 2022, Thanh tra Bộ đã xử phạt hành chính 78 trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn