Hà Nội

Tu Mơ Rông – Kon Tum: Sâm ngọc linh giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu

19-09-2023 10:38 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Thấy rõ hiệu quả và con đường thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ dược liệu và sâm Ngọc Linh, người dân Tu Mơ Rông đã có những chuyển biến trong nhận thức, chủ động đầu tư vườn sâm thay vì trông chờ hỗ trợ.

Bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu ở Núi Mẫu SơnBảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu ở Núi Mẫu Sơn

SKĐS - Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nổi tiếng là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị được dân tộc Dao nơi đây lưu giữ.

Sau khi sâm Ngọc Linh được tìm thấy cách đây 50 năm, tình trạng khai thác sâm rừng tự nhiên đã diễn ra thời gian dài, sâm Ngọc Linh có nguy cơ bị cạn kiệt. Nhận thấy vấn đề, chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh Kon Tum đã sớm vào cuộc để lưu giữ nguồn gen quý trên.

Đến nay Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất nước 1.800 ha với mô hình đa dạng, điển hình nhất là liên kết với người dân, trong đó có bà con đồng bào dân tộc thiểu số.. Mỗi năm, Kon Tum có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho người dân.

Tu Mơ Rông – Kon Tum: Sâm ngọc linh giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. - Ảnh 2.

Cây sâm ngọc linh được trồng rát nhiều ở Kontum. Ảnh: Minh họa

Phát huy lợi thế từ cây sâm ngọc linh vươn lên làm giàu

Đến nay, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã phát triển được gần 3.000 ha cây dược liệu, trong đó có hơn 1.710ha sâm Ngọc Linh. Trong 3 năm qua, trên địa bàn có gần 2.000 hộ thoát nghèo, trong đó phần lớn nhờ vào trồng, mua, bán dược liệu.

Ở xã Tê Xăng, để giúp người dân hiểu hơn về hiệu quả của phát triển cây dược liệu, cán bộ xã thường xuyên tham gia các buổi họp thôn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và triển khai giao chỉ tiêu phát triển về cây dược liệu trên địa bàn xã cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Để trồng cây dược liệu đạt hiệu quả, cán bộ, công chức xã còn xuống các thôn hướng dẫn người dân chuẩn bị đất, xử lý thực bì, đào hố; xây dựng các tổ, nhóm vận động người dân tham gia phát triển cây dược liệu. Riêng đối với cây sâm Ngọc Linh, UBND xã thường xuyên phối hợp với Lâm trường Ngọc Linh và bà con nhân dân các thôn thường xuyên kê khai việc trồng cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên địa bàn xã là 215,2ha. Nhờ phát triển dược liệu, ở xã Tê Xăng có nhiều hộ gia đình đã có nguồn thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các vật dụng đắt tiền.

Điển hình như gia đình ông A Hình hiện nay có cả nghìn cây sâm Ngọc Linh và 4-5 sào sâm dây. Ông A Hình kể gia đình ông trồng sâm Ngọc Linh từ 15 năm trước, mỗi năm ông tích góp, vay thêm các nguồn vốn để phát triển thêm một ít. Từ sâm Ngọc Linh và sâm dây, gia đình ông bán lá, củ, hạt, thu lời hàng trăm triệu đồng.

Còn ở xã Ngọk Lây, trên địa bàn xã hiện đã có 267/514 hộ trồng sâm Ngọc Linh, nhiều nhất là tại thôn Lộc Bông gần như 100% hộ dân đều trồng sâm Ngọc Linh. Các hộ dân thành lập lại thành nhóm hộ cùng trồng, chăm sóc và bảo vệ cả ngày, lẫn đêm. Cùng với phát triển sâm Ngọk Linh, ở xã Ngọk Lây có khoảng 250 hộ tham gia trồng cây dược liệu. Các mô hình trồng và phát triển dược liệu đã mang lại giá trị cao hơn so với các loại cây truyền thống như cây mì, lúa nước.

Bảo vệ thương hiệu "Quốc bảo" sâm ngọc linh

Thấy rõ hiệu quả và con đường thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ dược liệu và sâm Ngọc Linh, người dân Tu Mơ Rông đã có những chuyển biến trong nhận thức, chủ động đầu tư vườn sâm thay vì trông chờ hỗ trợ. Bằng chứng là năm 2022, tổng nguồn vốn vay đầu tư sâm Ngọc Linh của dân bằng 5 năm trước cộng lại.

Tu Mơ Rông – Kon Tum: Sâm ngọc linh giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. - Ảnh 4.

Sâm ngọc linh có rất nhiều công dụng và là dược liệu quý hiếm cân được bảo tồn và đánh dấu thương hiệu. Ảnh: Minh họa

Còn về phía huyện, để hỗ trợ người dân phát huy lợi thế từ dược liệu và sâm Ngọc Linh, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, từ các nguồn vốn, huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng các mô hình kinh tế trồng sâm, dược liệu để dân tham gia sản xuất; ưu tiên nguồn vốn cho dân vay để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, dược liệu.

Có thể nói, Kon Tum đã bảo tồn thành công nguồn gen quý, nhưng khi sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia, có giá trị kinh tế lớn, thì công tác bảo vệ thương hiệu trở thành vấn đề cấp bách nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Cụ thể, hàng loạt các dấu hiệu trục lợi từ các công ty "mập mờ" với thương hiệu sâm Ngọc Linh để lừa đảo, kêu gọi vốn, lừa người tiêu dùng xảy ra ở khắp các địa phương đã được báo chí phản ánh.

Cùng đó, tình trạng mua bán sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh trên mạng tràn lan, khiến người tiêu dùng khó nhận biết. Hiện các loại sâm khác giả Ngọc Linh đã trà trộn lên các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, nơi được xem "thánh địa" của sâm Ngọc Linh.

Để giữ được thương hiệu sâm Ngọc Linh, chính quyền địa phương cần phải có nhiều biện pháp ngăn chặn nạn giả sâm Ngọc Linh, mặt khác phải đảm bảo phát triển được vùng nguyên liệu sạch, đúng chất lượng, giữ được vùng chỉ dẫn địa lý, vùng gốc của sâm Ngọc Linh.

Xem thêm video được quan tâm

Sự Thật Khiến Người Mua Đông Trùng Hạ Thảo "Ngã Ngửa" | SKĐS


Hải Hà (T/h)
Ý kiến của bạn