Từ mai, Hà Nội đón mưa rét 17 độ C

07-11-2016 11:18 | Thời sự
google news

SKĐS - Hà Nội từ ngày và đêm mai (8/11) có mưa, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-20 độ C.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay (7/11), bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam.

Dự báo, khoảng ngày và đêm mai (8/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó còn được tăng cường bổ sung và ảnh hưởng đến các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Từ đêm mai (08/11), ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng, trung du phổ biến 16-19oC, vùng núi 13-15oC, núi cao 9-11oC.

Từ ngày mai (8/11) xuất hiện đợt mưa ở Bắc Bộ, sau đó mở rộng xuống các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Lượng mưa cả đợt ở phía Tây Bắc Bộ 50-150mm; phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế 50-100mm.

Hà Nội từ ngày và đêm mai (8/11) có mưa, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-20oC.

Từ ngày và đêm mai (08/11), ở Vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Miền Bắc sắp bước vào rét đậm. Ảnh minh họa.

*** Hiện nay (7/11), bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng ngày và đêm mai (8/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Từ đêm mai (8/11), ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất ở đồng bằng, trung du phổ biến 16-19oC, vùng núi 13-15oC, núi cao 9-11oC.

Từ ngày mai (8/11) xuất hiện đợt mưa ở Bắc Bộ, sau đó mở rộng xuống Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình. Lượng mưa cả đợt ở phía Tây Bắc Bộ 50-150mm; phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 50-100mm.

Hà Nội từ ngày và đêm mai (8/11) có mưa, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-20 độ C.

Từ ngày và đêm mai (8/11), ở Vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

15 người người chết do ngập mụt, mưa lũ

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. Tình hình thiệt hại do mưa lũ tính đến 7h00’ ngày 6/11/2016  đã có 15 người người chết (Quảng Bình: 3 người, Quảng Trị: 2 người, Bình Định: 2 người, Phú Yên: 7 người, Đắk Lắk: 1 người).

Số người mất tích là 6 người (Quảng Bình: 1 người, Quảng Ngãi: 3 người, Phú Yên: 1 người, Kon Tum: 1 người).

Về nhà ở: Nhà sập đổ, cuốn trôi: 227 nhà; hư hỏng: 226 nhà. Tổng số nhà bị ngập nước là 41.041 nhà,  hiện tại nước đã rút chỉ còn 848 nhà bị ngập nước ( Đắk Lắk: 841 nhà, Đắk Nông: 7 nhà).

Cứu trợ bà con xã Phương Điền, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam )

Về nông nghiệp: 7.102 ha lúa và 4.918 ha hoa màu, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm, cây ăn quả bị ngập. Hiện nay các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nước đã rút hết, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông còn bị ngập cục bộ ở một số vùng trũng, thấp. Riêng tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk nước đang rút chậm nên vẫn còn bị ngập. Về chăn nuôi: 440 con gia súc, 42.724 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Về thủy lợi: 3.910m đê dưới cấp IV, 942m kè, 23 đập, cống và một số đoạn đê bao ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp bị xói lở, hư hỏng.

Về giao thông: Tại Bình Định: Ngập lụt gây sạt lở và chia cắt giao thông cục bộ trên các tuyến liên huyện, liên xã thuộc các huyện Tuy Phước, Thị xã An Nhơn, huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn, hiện tại nước đã rút.

Tại Phú Yên: Tại Km1199 050 đường sắt phía trái tuyến (đoạn giữa cầu Đà Rằng với cầu Sông Chùa) đang bị sạt lở mái taluy âm, khối lượng sạt lở khoảng 200 m3. Ngành đường sắt đã khắc phục xong và thông tuyến vào lúc 11h30’ ngày 5/11.

Tại Khánh Hòa: Hiện nay nước đã rút, riêng một số xã vẫn còn một số vị trí ngập cục bộ như: Vĩnh Phương, Diên An, Diên Phú, Diên Toàn, Diên Bình, Diên Lạc, Diên Điền, Suối Hiệp; các ngầm tràn xã Cam Phước Đông hiện vẫn còn ngập từ 0,6 đến 1m.

Tại Ninh Thuận: Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Công ty Cổ phần quản lý đường bộ tỉnh khắc phục tạm thời dọn dẹp đất, đá trên mặt đường các tuyến đường 701, 706, 707. Riêng tuyến đường 701 (đoạn Mũi Dinh đi Cà Ná) vẫn đang khắc phục tình trạng sạt lở đất, đá, dự kiến đến ngày 6/11/2016 sẽ thông xe.

Hiện nay, lũ trên sông Krông Ana đang xuống; sông Srêpốk đang lên. Mực nước lúc 4 giờ ngày 7/11 trên các sông Krông Ana tại Giang Sơn 424,81m, dưới BĐ3 0,19m (03h/7). Sông Srêpốk tại Bản Đôn 174,09m, dưới BĐ3 0,91m.

Dự báo, lũ trên sông Krông Ana tiếp tục xuống; lũ trên sông Srêpốk lên theo sự điều tiết xả lũ của hồ thủy điện.
Trong 12 giờ tới: Mực nước tại Giang Sơn xuống mức 424,3m, dưới BĐ3 0,7m; mực nước tại Bản Đôn lên mức 174,8m, dưới BĐ3 0,2m.

Trong 24 giờ tới: Mực nước trên sông Krông Ana tại Giang Sơn xuống mức 424,0m, dưới BĐ3 1,0m.

Tình trạng ngập lụt ở Đắk Lắk vẫn tiếp diễn và kéo dài trong 1-2 ngày tới, đặc biệt tại các huyện Buôn Đôn, huyện Krông Ana, huyện Lắk. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1-2.

D.Hải
Ý kiến của bạn
Tags: