Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh): Các triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần ngay sau khi sinh đến trước 3 tuổi.
Tự kỷ không điển hình (tự kỷ mắc phải): Trẻ phát triển bình thường tới 12-30 tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột, và các triệu chứng khác của tự kỷ xuất hiện.
Triệu chứng
• Trẻ đã 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.
• Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi.
• Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện...
• Không bị lôi cuốn vào các trò chơi.
• Rất ít hứng thú kết bạn.
• Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt. Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay...
• Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên. Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.
• Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.
• Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.
• Không thích người khác động chạm vào người. Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.
• Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.
• Một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng đơn lẻ. Nếu thấy một số dấu hiệu xuất hiện đồng thời và dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra và gặp các nhà chuyên môn về tâm lý để sớm được chữa trị.
Nguyên nhân
Hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tự kỷ, trong đó có 3 nguyên nhân cơ bản như:
Tổn thương não thực thể:
Có thể xảy ra trong giai đoạn bào thai (do người mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai); sau khi sinh (đẻ ngạt, can thiệp sản khoa hoặc sốt cao co giật) và trong những năm đầu đời.
Di truyền:
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra, có khoảng 15 gene liên quan đến tự kỷ ở trẻ. Những cha mẹ xuất thân từ gia đình có người thân mắc hội chứng này sẽ có nhiều khả năng sinh con tự kỷ.
Ô nhiễm môi trường và thực phẩm:
Khi môi trường ngày càng ô nhiễm, các loại rau quả bị tiêm chất kích thích, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo... tạo điều kiện cho nhiều loại virus liên quan đến bệnh thần kinh hoạt động mạnh, hoặc tác động đến nhóm gene quy định tự kỷ đang “ngủ yên” trong cơ thể trẻ.
Cách phòng chống
Việc phát hiện, can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Các phương pháp can thiệp gồm: Phục hồi chức năng, tâm lý, tâm thần, thần kinh, nội tiết chuyển hóa di truyền.
Các bài tập trong chương trình “Can thiệp tự kỷ”
• Theo thống kê, cứ 10.000 trẻ thì có 1-5 trẻ mắc tự kỷ.
• Tỷ lệ trẻ trai bị tự kỷ cao gấp 3-4 lần trẻ gái.
• Trước 2 tuổi bố mẹ thường khó phát hiện sự bất thường ở trẻ.
• 54% trẻ mắc tự kỷ là con thứ nhất trong gia đình.