Tự hào và xúc động trước bằng chứng chủ quyền biển đảo Việt Nam

26-08-2013 23:06 | Thời sự
google news

Sáng ngày 22/8, Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” (22/8 đến 29/8) đã được khai mạc long trọng tại Dinh Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM) và mở cửa tự do đón du khách, nhân dân vào tham quan, học tập, tìm hiểu.

Sáng ngày 22/8, Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” (22/8 đến 29/8) đã được khai mạc long trọng tại Dinh Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM) và mở cửa tự do đón du khách, nhân dân vào tham quan, học tập, tìm hiểu. Những bản đồ, tư liệu quý giá được đưa ra tại triển lãm đã một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tự hào và xúc động trước bằng chứng chủ quyền biển đảo Việt Nam 1
 Tấm bản đồ được một người Hà Lan vẽ từ năm 1665 khẳng định Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền với các quần đảo của nước ta. Ảnh: TN
Tự hào và xúc động trước bằng chứng chủ quyền biển đảo Việt Nam 2
 Tấm bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” của triều Nguyễn được vẽ năm 1834 đã và đang khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Triển lãm trưng bày, giới thiệu 200 bản đồ của Việt Nam, bản đồ Trung Quốc và bản đồ của một số nước phương Tây bao gồm: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ, Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ 17 - đầu thế kỷ 20; 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa do Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc công bố từ đầu thế kỷ 16 đến nay và 4 cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các thể chế ở Trung Quốc xuất bản: “Trung quốc địa đồ” (xuất bản 1908, bằng tiếng Anh), “Trung quốc toàn đồ” (xuất bản 1917, bằng tiếng Anh), “Trung Hoa bưu chính dư đồ” (do Tổng cục Bưu chính - Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919, in bằng tiếng Trung, Anh, Pháp), “Trung Hoa bưu chính dư đồ” (do Tổng cục Bưu chính - Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933). Các tập atlas này khẳng định ranh giới cực nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam.
Tự hào và xúc động trước bằng chứng chủ quyền biển đảo Việt Nam 3
 PGS.TS. Phan Xuân Biên - PCT Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giới thiệu về các chứng cứ xác lập chủ quyền qua thời các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… (19 Châu bản triều Nguyễn).
Tự hào và xúc động trước bằng chứng chủ quyền biển đảo Việt Nam 4
Các bạn trẻ say sưa tìm hiểu bên một tấm bản đồ cổ được chụp lại và trưng bày ngay tại lối vào Dinh Độc Lập.

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, thành viên ban thẩm định của triển lãm cho biết, các tư liệu quý được chọn lọc từ 3 “nguồn” là những tư liệu, bản đồ của Việt Nam, Phương Tây và của chính Trung Quốc được trưng bày công khai sẽ giúp nhân dân, người xem có đủ cơ sở để tự so sánh, tự tìm hiểu. Chính khả năng tự kiểm định này sẽ giúp mỗi người nhận thấy chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thể phủ nhận. Quả vậy, hàng ngàn lượt người, hội đủ mọi thành phần xã hội, mọi tầng lớp nhân dân đã bồi hồi xúc động trong lễ khai mạc triển lãm và tận mắt xem, tận tai nghe những “bằng chứng lịch sử” cất lên tiếng nói, khẳng định chủ quyền của nước ta với hai quần đảo thân yêu.  

   Bài, ảnh: Nguyễn Tuân

 


Ý kiến của bạn