Hà Nội

Tự dùng thuốc tại nhà khi bị chó cắn, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết

31-07-2024 15:41 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Sau 5 ngày bị chó nhà cắn vào ngón trỏ bàn tay phải, người đàn ông 65 tuổi ở Hải Phòng bị sốt cao, cánh tay sưng tấy và nhập viện.

Nhập viện với men gan tăng gấp hơn 1000 lần do thói quen thường gặp ở người ViệtNhập viện với men gan tăng gấp hơn 1000 lần do thói quen thường gặp ở người Việt

SKĐS - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng, có trường hợp men gan tăng 1000 lần do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc.

Ngày 31/7, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.T. 65 tuổi (Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng: Sốt cao 38 – 39.5 độ, mệt mỏi, toàn bộ bàn tay, cẳng tay, cánh tay phải sưng nề đỏ, đau nhức. Lòng và mu bàn tay có nhiều nốt mụn mủ thành mảng kích thước 1x2cm trên bề mặt da căng nề cứng, có rỉ dịch vàng.

Khai thác tiền sử được biết, trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân bị chó nhà cắn vào ngón trỏ bàn tay phải, xước da chảy máu ít. Bệnh nhân tự vệ sinh vết thương phần mềm bằng nước muối. Sau 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sưng nề mu bàn tay phải, đau nhức nhiều, phần sưng nề lan nhanh lên cẳng tay, cánh tay, kèm theo sốt nóng, gai rét.

Tự dùng thuốc tại nhà khi bị chó cắn, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết- Ảnh 2.

Hình ảnh tổn thương viêm mô bào của bệnh nhân. Ảnh BVCC

Bệnh nhân tự dùng thuốc tại nhà không đỡ nhập viện Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa được chẩn đoán: Viêm mô bào bàn tay, cánh – cẳng tay phải theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Điều trị kháng sinh 2 ngày đầu, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục tiến triển nặng, vùng viêm tấy tiếp tục lan rộng, xuất hiện viêm phổi 2 bên.

Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa đã phối hợp với Khoa Can thiệp chẩn đoán hình ảnh và Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Viện chấn thương chỉnh hình chọc hút ổ áp xe vùng mu bàn tay phải, chích rạch tháo mủ. Hiện, bệnh nhân dần dần ổn định, bàn tay, cánh – cẳng tay phải đỡ sưng nề rõ, tổn thương da phục hồi dần, thân nhiệt trở về bình thường.

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm khuẩn mô mềm cấp tính. Nguyên nhân thường do Streptococcus hoặc Staphylococci gây ra. Các trường hợp nhẹ do nhiễm trùng cục bộ có thể xuất hiện mẩn đỏ ở một vùng da. Trường hợp nặng gây sốt và các hạch bạch huyết khu vực có thể sưng to, thậm chí là nhiễm khuẩn huyết.

Những biểu hiện của viêm mô bào:

• Nhiễm khuẩn mô mềm thường đau nhanh, tụt huyết áp, mê sảng hoặc sưng nề da.

• Đỏ da tại chỗ và đau thường phổ biến ở chi dưới.

• Da sưng, nóng, đỏ; màu tổn thương giống với màu cam và ranh giới không rõ ràng (trừ viêm quầng).

• Xuất huyết dưới da.

• Bọng nước phát triển và vỡ, có thể hoại tử da ở vùng tổn thương

• Sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh, nhức đầu, tụt huyết áp và mê sảng thường xuất hiện trước các biểu hiện lâm sàng, nhưng cũng có thể không xuất hiện.

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở các lớp sâu của da, thường khởi phát đột ngột và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm video đang được quan tâm

Làm sao để phát hiện sớm ung thư gan?


Phú Chinh
Ý kiến của bạn