Hà Nội

Từ “đốm lửa nhỏ” đến bảo vệ nút chặn sau cùng tránh COVID-19

20-05-2020 11:40 | Y học 360
google news

SKĐS - Gần đây các ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Việt Nam đều là những người nhập cảnh về nước trên phương tiện vận tải hành khách. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách hoặc công cộng, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế, chủ động nâng cao sức khỏe để tránh COVID-19.

“Đốm lửa nhỏ”

Dịch COVID-19 ở Việt Nam đã và đang được kiểm soát, từ ngày 7/5, Bộ GTVT đã có công văn yêu cầu các đơn vị dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải hành khách (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy...). Tuy nhiên, Bộ GTVT nhấn mạnh các đơn vị vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 như đeo khẩu trang đúng cách tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe...) và trên phương tiện vận tải hành khách trong suốt hành trình. Thực hiện khai báo y tế; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 60% nồng độ cồn); kiểm tra thân nhiệt; hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải hành khách; Khử khuẩn các bề mặt trên phương tiện vận tải hành khách trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi.

Thực tế cho thấy, các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam gần đây đều là công dân trở về từ nước ngoài, được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh, không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Đáng lưu ý, trong số này có hai nam tiếp viên hãng hàng không VietnamAirlines – những người được bảo hộ y tế toàn thân nhằm hạn chế tối đa lây bệnh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, ca nhiễm mới còn có một người đàn ông từ Campuchia nhập cảnh trái phép qua đường mòn thuộc tỉnh Tây Ninh. Trường hợp này các chuyên gia y tế ví như “đốm lửa nhỏ”.

Chính vì điều này, các chuyên gia y tế cho rằng, chúng ta không được chủ quan, lơ là, phải phát hiện sớm người nhiễm bệnh và người tiếp xúc gần người bệnh, khoanh vùng dập dịch ngay, không để “đốm lửa nhỏ” bùng phát thành “đám cháy lớn”. Trong trạng thái “bình thường mới”, mọi người cần nâng cao cảnh giác, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh đã được ngành Y tế khuyến cáo.

Bảo vệ nút chặn sau cùng thế nào?

Các chuyên gia y tế đã có những khuyến cáo để phòng chống dịch COVID-19 đối với hành khách đi phương tiện giao thông công cộng. Trong đó, hành khách cần thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi: ho, hắt hơi; thải bỏ khăn giấy; rời khỏi phương tiện giao thông. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế ăn uống, nói chuyện ở trên phương tiện giao thông. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (Ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga)...

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ, để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng. Do đó, một nút chặn sau cùng vô cùng quan trọng mà mọi người không thể bỏ qua, đó là súc họng. Cũng theo TS.BS Lê Quốc Hùng, mọi người nên súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc họng mỗi ba giờ hoặc ngay sau khi ăn.

Bs. Hùng cũng nhấn mạnh, mọi người cần chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và thực hiện một số nguyên tắc cơ bản để thực hiện đúng, đủ khi súc họng. Trong đó phải súc họng chứ không súc miệng, có nghĩa là cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ, càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng. Mỗi lần súc họng khoảng hai phút, trong đó có ba lần đưa dung dịch xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc họng xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.

Nhiều người hiện nay có thói quen dùng thuốc súc họng và xịt họng có chứa povidone-iodine (PVP-I) với phức hợp của iod với povidone có tác dụng sát khuẩn, nấm, virus, động vật đơn bào, kén và bào tử ngăn ngừa được các bệnh viêm nhiễm cấp tính niêm mạc họng và miệng, bao gồm cảm và cúm. Trong dung dịch đó, Iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Hơn nữa,povidone-iodine không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót và có mùi dễ chịu. Khi dùng dung dịch này, chúng ta có cảm giác cổ họng được làm sạch, mát và tình trạng viêm họng được cải thiện tốt. Thuốc súc họng chứa povidone-iodine còn giúp mọi người tránh được những phiền phức do bệnh viêm họng gây nên.

Một nghiên cứu được công bố trên Thư viện y khoa quốc gia Mỹ năm 2004 cũng chỉ ra, PVP-I có khả năng bất hoạt virus gây bệnh SARS. Khi sử dụng cồn 70% cũng thu được các kết quả tương đương với sử dụng PVP-I. Dù kết quả thực hiện trong phòng thí nghiệm nhưng cũng là những tham khảo rất hữu ích trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, trong đó có những dịch bệnh từ các loại virus cùng họ với SARS như virus gây bệnh viêm phổi và cảm lạnh thông thường hay nguy hiểm hơn là COVID-19.


Ý kiến của bạn