Từ cô bé mồ côi khát khao trở thành thầy thuốc

18-08-2021 08:53 | Sự hi sinh thầm lặng
google news

SKĐS - Năm tháng đi qua, những nhọc nhằn, hân hoan, nhân từ trong cuộc sống đã vực mình dậy. Khát vọng thành thầy thuốc của mọi nhà cứ lớn lên mỗi ngày và giấc mơ đã thành hiện thực với cử nhân hộ sinh Rơ Mah Choi.

Choi luôn coi người dân như ruột thịt của mình

Không gục ngã để còn… giúp người khác

Chị Choi được lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Đức Cơ (Gia Lai) chọn là điển hình vì cộng đồng.

Choi sinh năm 1990, ở xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ, Gia Lai). Bước vào tuổi lên 6, khi bắt đầu biết làm quen với những con chữ đầu tiên thì người đàn ông mạnh mẽ, bao dung trong ký ức tuổi thơ của Choi là cha mình vĩnh viễn ra đi sau trận đột quỵ.

Cùng năm ấy, mẹ Choi thương chồng khóc cạn nước mắt lại mắc bệnh nặng nên cũng trút hơi thở cuối cùng. Chỉ còn lại chị em Choi trong căn nhà giản đơn lọt thỏm giữa mênh mông núi rừng, bốn mùa gió thổi thốc thác. Thẫn thờ lội qua những tán rừng cao su, ngóc ngách, đường to, hẻm nhỏ, thậm chí cả những chòi canh rẫy heo hút để mường tượng lại những ngày lẽo đẽo theo cha mẹ lên rẫy mong tìm lại ấm áp…

Từ cô bé mồ côi khát khao trở thành thầy thuốc của cộng đồng - Ảnh 1.

Choi luôn được người dân gọi là thầy thuốc của cộng đồng

Nhưng rồi, sự thật nghiệt ngã trước mắt vẫn phải chấp nhận. Ngồi thu mình dưới ánh đèn leo lét nhìn những cơn mưa rừng hun hút, chị em Choi tự động viên nhau, dù thế nào mình vẫn còn có buôn làng, quê hương, đất nước. Cộng đồng sẽ rang rộng vòng tay để đón mình vào, đỡ mình đứng dậy. Thấy những đứa trẻ đồng trang lứa nghỉ học từ sớm, tất bật sớm tối với ruộng rẫy, trong lòng Choi nhen nhóm ước vọng đến một chân trời khác. 

 Năm tháng tuổi thơ đau thương như ùa về, Choi tâm tình: "Có ngày khóc mãi cho đến lả người đi. Mất mát trong một năm như vậy, thật khủng khiếp. Mẹ chết sau cha có mấy tháng.

Thấu cảm gia cảnh của chị em Choi, người làng nọ, làng kia đến an ủi, sẻ chia bằng những động viên chân tình. Nhưng khi mọi người ra về Choi lại lầm lũi trong nỗi buồn cứ len lỏi trong tâm trí.

Ngày chiếc xe trắng hụ còi (lớn lên mới biết rõ là xe cấp cứu) chở mẹ khỏi làng đi mổ rồi mất hay lúc cha hấp hối, rồi cả những đứa trẻ chết non, những bà mẹ tuổi 18, đôi mươi trong các làng băng huyết khi sinh… cứ thôi thúc em phải làm việc gì để cứu lấy họ. Con đường trở thành thầy thuốc của mọi nhà khi ấy vẫn còn xa…".

Thấu cảm gia cảnh của chị em Choi, người làng nọ, làng kia đến an ủi, sẻ chia bằng những động viên chân tình. Nhưng khi mọi người ra về Choi lại lầm lũi trong nỗi buồn cứ len lỏi trong tâm trí. Choi bảo: Rưng rưng nhất là mỗi khi mặt trời xuống núi, các bạn như mình được cha mẹ dẫn dắt đi chơi, quây quần, ấm cúng, vui nhộn". 

Bước vào tuổi lên 8 (năm 1998) để có thể học tập tốt hơn, chia sẻ được nhiều hơn, Choi được cộng đồng, người thân, địa phương giới thiệu và Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Trung tâm).

Từ cô bé mồ côi khát khao trở thành thầy thuốc của cộng đồng - Ảnh 3.

Choi xuyên đường rừng bụi đỏ đi tuyên truyền người dân sinh đẻ có kế hoạch.

Quanh mình đủ những số phận thiệt thòi khác nhau, có em còn bi đát hơn, gánh trên mình dị tật lẫn nhiều căn bệnh. Nhiều cán bộ ở Trung tâm cảm phục Choi khi không người thân thích vẫn mày mò sáng tạo và vươn lên học giỏi. Lúc này, giấc mơ thành thầy thuốc trỗi dậy mạnh mẽ, được nhiều bảo mẫu, người lớn động viên, cổ vũ. Những ngày học phổ thông, Choi như một người chị đặc biệt vừa học vừa động viện, "tiếp lửa" cho những đứa trẻ mồ côi Trung tâm.

Liên tục có thành tích tốt, năm 2011 Choi vào học hệ cử nhân hộ sinh tại Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Cứ mỗi đợt nghỉ hè, trong ba lô của Choi lại chật cứng các tài liệu về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu… để mang về tuyên truyền một cách tận tình nhất cho những số phận thiệt thòi ở Trung tâm và xem đó như gia đình thứ hai của mình.

Làm cho buôn làng lắng nghe, thấu hiểu

Tốt nghiệp cử nhân hộ sinh ở trường đại học lớn, Choi được nhiều nơi ở thành phố cũng như Trung tâm y tế TP. Pleiku sẵn sàng đón nhận về công tác. Thế nhưng, Choi khước từ tất cả để quay về miền biên viễn đầy nắng gió và bụi đỏ Đức Cơ. 

Từng muốn mời Choi về thành phố, BS Nguyễn Văn Tùng ngỡ ngàng: Mình lập phòng khám đa khoa tư nhân. Lúc đó những cử nhân hộ sinh được đào tạo bài bản và có tính cẩn thận như Choi rất hiếm. Cơ sở tư nhân nào cũng sẵn sàng bỏ ra mức lương hậu hỉnh để đón Choi về.

Trẻ sơ sinh bệnh hãy để cơ sở y tế chăm sóc. Bí quyết của Choi trước những tình huống gay cấn là đi từ dễ hiểu đến thuyết phục. Cử nhân Choi chia sẻ: "Mình là người Ja Rai nên dù ở đây người Kinh, Ja Rai hay các dân tộc khác thì Choi đều coi như người nhà để phục vụ.

Bước vào năm 2016 nhận công tác ở Trung tâm y tế Đức Cơ, Choi đã bộc lộ ngay là một thầy thuốc nhiệt huyết, chu đáo với tất cả bệnh nhân không phân biệt tôn giáo, dân tộc hay vùng miền.

Cứ hết ca trực hay giờ làm việc ở cơ quan, Choi lại lao về các buôn làng tuyên truyền cho người dân sinh đẻ có kế hoạch, an toàn. Tránh thai đúng cách, không tự sinh ở nhà và cắt dây rốn bằng cật nứa, dao gỉ. "Đến viện sinh đẻ à, thứ thuốc trăng trắng tiêm vào người hay nuốt vào bụng đứa con có chui ra ngay lập tức được không?. Có khỏe mạnh ngay được không?. Có không đau chút nào không?. Nếu không được thì không cần, im đi. Cứ đẻ thoải mái ở đâu cũng được, đau bệnh là do xui xẻo"- Những lời gắt gỏng đầy quả quyết này liên tục ập vào tai Choi trong những ngày đầu cô vận động phụ nữ các buôn làng hãy đến cơ sở y tế để sinh đẻ.

Từ cô bé mồ côi khát khao trở thành thầy thuốc của cộng đồng - Ảnh 5.

Phát thảnh thơi ở nhà mình

Trẻ sơ sinh bệnh hãy để cơ sở y tế chăm sóc. Bí quyết của Choi trước những tình huống gay cấn là đi từ dễ hiểu đến thuyết phục. Cử nhân Choi chia sẻ: "Mình là người Ja Rai nên dù ở đây người Kinh, Ja Rai hay các dân tộc khác thì Choi đều coi như người nhà để phục vụ.

Có ngày chạy đến tứa máu bàn chân, Choi cũng thấy hạnh phúc khi được mọi người lắng nghe, thấu hiểu. Choi lấy những ví dụ đơn giản và gần gũi như: Cha Choi không đến viện kịp nên Choi phải mồ côi sớm. Những phụ nữ trong cộng đồng các buôn xa, buôn gần vì băng huyết không đến cơ sở y tế nên nguy kịch. Những đứa trẻ sinh non, èo uột, vàng da, viêm nhiễm không đưa đến cơ sở y tế kịp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Những sản phụ có thai quá lớn để liều sinh ở nhà, tự đắp lá vết rách do sinh nhiễm trùng… rất nguy hiểm.

Thuốc ở viện tiêm vào, uống vào không làm đứa con chui ra ngay được nhưng có thể chữa lành các vết thương, đẩy lùi việc nhiễm trùng… Nghe lời Choi, các sản phụ xã này nối xã nọ, cứ trở dạ là đến viện. Buôn trên, làng dưới xa dần nỗi ám ảnh những tiếng gọi thảng thốt giữa đêm khuya khi các sản phụ tự sinh ở nhà, nhiễm trùng lên cơn sốt, co giật đùng đùng.

Bà Rơ Mah Thanh ở Ia Dom (Đức Cơ) xúc động giãi bày: Cảm phục Choi trước rồi mình làm theo. Đứa bé quá lớn nên phải khâu mấy chục mũi ở cửa mình nhưng kỳ lạ thay, các thầy thuốc tiêm vào là bớt đau, vết khâu cũng nhanh liền. Mình liền loan tin này đến phụ nữ khắp các xã Ia Din, Ia Kla… Sự kỳ diệu của y học, của thầy thuốc nhanh chóng lan ra cộng đồng. Người nọ truyền tai người kia có bệnh hay sinh đẻ hãy đến với bệnh viện. Thứ thuốc kháng sinh trăng trắng uống vào, tiêm vào sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

Trong các buổi sinh hoạt Hội phụ nữ ở khắp các xã miền nắng gió này họ đều rôm rả nói về sinh đẻ có kế hoạch. Cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi mới lớn, tránh tảo hôn… Được vợ rỉ tai "cái dụng cụ" mềm dẻo, êm ái lại được phát không trong những lần gần gũi, anh Rơ Mah Chung và nhiều trai tráng xã Ia Krêl thổ lộ: "Cộng đồng rất phục Choi.

Cánh đàn ông đã thành thục dùng bao cao su. Không còn sợ nó dính luôn vào người như trước nữa. Tình trạng đua nhau đẻ để nheo nhọc rồi chật vật trong những trận cãi vã giảm hẳn rồi. Con Choi sinh ra khỏe mạnh, những người làm theo Choi đều tốt lên đó là minh chứng đi liền với lời nói. Đàn ông các làng, các xã còn thi nhau làm giàu và nuôi con học giỏi như Choi". 

 Lãnh đạo Trung tâm y tế Đức Cơ chia sẻ: Ở đây chỉ cách nước bạn Camphuchia mấy chục cây số. Mùa khô thời tiết rất khốc liệt. Nhận thức của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Thường xuyên vỡ kế hoạch, việc sinh tại nhà rất nguy hiểm. Cử nhân Rơ Mah Choi đã "vượt nắng, thắng mưa" làm cho bà con dần thấu hiểu.

Cứ phải đi tận nơi, đến tận buôn làng mới cảm nhận được sự nỗ lực của cử nhân Rơ Mah Choi. Chúng tôi từng đề đạt Choi lên chức vụ điều dưỡng trưởng của cơ quan nhưng Choi chưa muốn làm quản lý.

Có người chưa hiểu nhưng thương Choi cũng làm theo ngay. Không chỉ là thầy thuốc giỏi, Choi còn làm công tác dân vận rất khéo. Vận dụng thành thục, sáng tạo các biện pháp tuyên truyền bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng Ja Rai… Giỏi nghề, Choi trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ và sinh nở của hàng ngàn sản phụ. Báo cáo tình hình sức khỏe kịp thời và luôn chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Đồng thời sát cánh tâm tình, tư vấn, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ nên không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.

Choi còn chia sẻ: Hàng năm vẫn bố trí về ngôi nhà thứ hai từng nuôi dưỡng ước mơ của mình là Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai để động viên các thế hệ đàn em của mình hãy bền bỉ vượt qua hoàn cảnh. Những chân trời tươi đẹp, tràn đầy nắng mai ấm áp luôn ở phía trước.

Cùng tôi dời những buôn làng nơi đôi chân cử nhân Choi in đậm sự tận tình giúp cộng đồng các dân tộc gần nhau hơn, tiến bộ hơn, BS. Trần Quang Chỉ, GĐ Trung tâm y tế Đức Cơ nở nụ cười hạnh phúc. Ông bảo: Cứ phải đi tận nơi, đến tận buôn làng mới cảm nhận được sự nỗ lực của cử nhân Rơ Mah Choi. Chúng tôi từng đề đạt Choi lên chức vụ điều dưỡng trưởng của cơ quan nhưng Choi chưa muốn làm quản lý. 

Bởi vì, Choi luôn tâm niệm rằng, làm cử nhân hộ sinh thì hàng ngày trực tiếp chia sẻ, tâm tình với hàng loạt sản phụ, cả chồng và người nhà của họ để giúp họ thấu hiểu về các biện pháp chăm sóc sức khỏe và lối sống văn minh, tránh xa các thói quen không tốt cho cộng đồng, gia đình và bản thân.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiêm vaccine an toàn.


Bài và ảnh Hà Văn Đạo
Ý kiến của bạn