Hà Nội

Tự chữa cúm A tại nhà khiến phổi đông đặc, suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu

30-01-2024 11:06 | Camera bệnh viện
google news

SKĐS - Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân tự chữa cúm A tại nhà khiến phổi đông đặc, suy hô hấp.

Ăn tiết canh liên hoan tất niên, một bệnh nhân tử vong do nhiễm liên cầu lợnĂn tiết canh liên hoan tất niên, một bệnh nhân tử vong do nhiễm liên cầu lợn

SKĐS - Ba ngày trước khi vào viện, người đàn ông mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè. Sau đó ông H. thấy đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, khó chịu, chân tay tím tái.

Bệnh nhân L.V.C 86 tuổi trú tại thành phố Việt Trì, 3 ngày trước vào viện xuất hiện sốt, ho, đau họng, ở nhà tự điều trị bằng thuốc cảm cúm thông thường nhưng không đỡ.

Ngày thứ 3 người bệnh xuất hiện khó thở, tức ngực, mệt nhiều, người nhà đưa vào viện trong tình trạng suy hô hấp SPO2 85-90%, phổi nhiều rales xuất tiết và co thắt.

Người bệnh đã được khám và làm cận lâm sàng: test cúm A dương tính, CT ngực viêm phổi lan tỏa và đông đặc.

Tự chữa cúm A tại nhà khiến phổi đông đặc, suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu- Ảnh 2.

Hình ảnh người bệnh cúm A lúc nhập viện điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới.

Trước đó, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh cải thiện tốt lên rõ rệt: hết sốt, giảm viêm long, hết khó thở… Hiện tại, tình trạng người bệnh tiến triển tốt, sức khỏe ổn định và đã được xuất viện về nhà.

Hiện nay, khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp người bệnh đến điều trị trong tình trạng bệnh đã trở nặng, nhiều biến chứng trên phổi, cơ, não… Trong đó, rất nhiều trường hợp tự mua thuốc uống ở nhà, đến khi thấy bệnh trở nặng mới đến bệnh viện khám.

Tự chữa cúm A tại nhà khiến phổi đông đặc, suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu- Ảnh 3.

Hình ảnh phổi của người bệnh bị viêm lan tỏa và đông đặc.

Cao điểm có ngày tiếp nhận khám 15 trường hợp nhiễm cúm A, có 8 trường hợp phải nhập viện, đặc biệt có 3 trường hợp suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở oxy hỗ trợ (cả 3 trường hợp nặng đều có bệnh lý nền là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

Theo BSCKI. Đặng Thị Thu Phương – Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, đối với những trường hợp trên, nếu được khám xét phát hiện sớm sẽ hạn chế tối đa việc nhập viện, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế bệnh tiến triển nặng và đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Với những trường hợp nhẹ không có bệnh nền, chỉ cần kê đơn uống thuốc và theo dõi tại nhà. Những trường hợp có bệnh lý nền phát hiện sớm sẽ giảm thiểu khả năng tiến triển nặng của bệnh, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Tự chữa cúm A tại nhà khiến phổi đông đặc, suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu- Ảnh 4.

BSCKI. Đặng Thị Thu Phương thăm khám cho người bệnh tại phòng khám Bệnh nhiệt đới.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên chủ quan với bệnh cúm A, nhất là khi vào mùa dịch. Những đối tượng có nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người trong trại dưỡng lão, người có bệnh lý nền, nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh… cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người nhiễm và nghi nhiễm cúm, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người khi có dịch lưu hành…

Người dân khi có những dấu hiệu nghi nhiễm cúm A cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, không tự ý điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm video đang được quan tâm

Nét đặc trưng của Thời tiết Tết năm Thìn trong 60 năm qua, Tết Nguyên đán 2024 liệu có lạnh? 


P.Chinh
Ý kiến của bạn