1. Nguyên nhân và biểu hiện khi bị căng cơ
Nguyên nhân
Căng cơ gặp ở hầu hết các môn thể thao. Căng cơ là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh. Khi bạn có chế độ tập luyện thường xuyên, tần suất dày đặc với cường độ cao sẽ khiến cho các cơ luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ bắp bị căng cứng.
Không những thế, bạn đi bộ, trượt chân, chạy, nhảy, ném một vật, nâng vật nặng… với tư thế không đúng cũng khiến bị căng cơ.
Chuyển động lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí, cơ bắp bị sử dụng quá mức, liên tục… hay ở vận động viên chạy bộ, chạy nước rút, thể dục dụng cụ… cũng làm bạn bị căng cơ
Dấu hiệu
Dù cơ bị căng hay rách cơ thì đều có các dấu hiệu: Sưng tấy, tím ở vùng tổn thương. Đau nhói khi vận động hoặc ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi, không vận động.
2. Cách chăm sóc và khắc phục tại nhà
Chăm sóc đúng cách
Tình trạng căng cơ nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ phục hồi rất nhanh. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, dừng các hoạt động luyện tập. Nếu được chườm đá sớm sẽ hạn chế sưng, đau, tím (thời gian chườm đá là khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút).
Ngoài ra có thể dùng băng thun hay băng vải y tế quấn quanh vùng cơ đau không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn vẫn nên đi khám để có biện pháp xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nặng: căng cơ không thuyên giảm, nóng đỏ vùng cơ, đau nhức.
Bên cạnh đó, bạn cần tập vật lý trị liệu để thư giãn, khôi phục chức năng của cơ, giúp giảm đau, tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Các biện pháp khắc phục
Căng cơ là chấn thương thường gặp trong luyện tập, trong sinh hoạt và chơi thể thao. Thế nhưng vẫn có thể có những biện pháp để ngăn ngừa rủi ro, đó là:
- Nên khởi động, làm ấm, giãn cơ trước khi luyện tập hay làm việc nặng.
- Nên rèn luyện và luyện tập hằng ngày.
- Tránh ngồi, làm việc bê vác nặng.
- Phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin. Nên cân bằng nghỉ ngơi và vận động.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B, magie vào bữa ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm chứa các chất trên có trong rau bina, cải xanh, các loại đậu, củ cải, bí ngô, gạo, hải sản, thịt đỏ, sữa, ngũ cốc, trứng….
- Tập các bài tập giãn cơ phù hợp.
- Ngủ đủ và sâu giấc.
- Không dùng dầu và rượu xoa bóp vào chỗ cơ bị căng.
- Nên ngừng hoạt động các môn thể thao là tăng cơn đau, liên quan đến cơ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra khi bị căng cơ, bạn có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đó là các thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm, kháng sinh. Người bị căng cơ còn có thể tập vật lý trị liệu để thư giãn, khôi phục chức năng của cơ, đặc biệt là trường hợp điều trị rách cơ sau phẫu thuật. Phương pháp này giúp giảm đau, tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Xem thêm video được quan tâm
Sáng 10/5: Báo động xuất hiện Virus Rota, Viêm gan gây tử vong bất thường, chưa có thuốc trị