Từ bỏ bản quyền vaccine COVID-19 có giúp thế giới ứng phó biến thể Omicron?

01-12-2021 15:56 | Quốc tế
google news

SKĐS - Trước nguy cơ lan rộng của biến thể mới Omicron, Hiệp hội điều dưỡng 28 nước (đại diện cho 2,5 triệu nhân viên y tế toàn cầu) kêu gọi ủng hộ việc tạm thời miễn trừ bản quyền vaccine COVID-19.

Biến thể Omicron: Nhiều đột biến nhất của SARS-CoV-2, triệu chứng ra sao?Biến thể Omicron: Nhiều đột biến nhất của SARS-CoV-2, triệu chứng ra sao?

SKĐS - Biến thể Omicron được WHO xếp vào nhóm biến thể đáng lo ngại, đã ghi nhận tại hơn 10 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều nước gấp rút áp lệnh hạn chế đi lại để ứng phó với biến thể mới này.


Ứng phó biến thể Omicron, COVAX kêu gọi tăng cường vaccine COVID-19 cho châu Phi

Trong Tuyên bố chung, COVAX và Quỹ Vaccine châu Phi (AVAT) sẽ cùng nhau hỗ trợ các nước châu Phi đạt mục tiêu tiêm chủng COVID-19, với mục tiêu toàn cầu tiêm phòng cho 70% dân số châu Phi.

Với mục tiêu này, COVAX, AVAT và Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi mong muốn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế nhằm viện trợ vaccine cho các quốc gia châu Phi.

Tâm thư từ 28 Hiệp hội điều dưỡng, đại diện cho 2,5 triệu nhân viên y tế cảnh báo sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine có thể dẫn tới sự xuất hiện của thêm nhiều biến mới của virus SARS-CoV-2.

Tâm thư từ 28 Hiệp hội điều dưỡng, đại diện cho 2,5 triệu nhân viên y tế cảnh báo sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine có thể dẫn tới sự xuất hiện của thêm nhiều biến thể mới của virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

AVAT và COVAX sẽ đẩy nhanh triển khai tiêm phòng COVID-19 tại các nước ở châu Phi. Tới nay, đã có hơn 90 triệu liều vaccine được phân phối tới lục địa đen thông qua COVAX và AVAT, hàng triệu liều nữa đã tới châu Phi thông qua các thỏa thuận song phương.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Phi vẫn đang gặp rất nhiều thách thức trong quá trình triển khai tiêm chủng bởi lượng vaccine còn rất khiêm tốn, chưa đủ cho chiến dịch tiêm phòng. Để tăng tốc bao phủ tiêm chủng cho lục địa này, cần thêm nhiều vaccine viện trợ và nguồn cung vaccine mang tính bền vững.

Do đó COVAX kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ và các nhà sản xuất vaccine cam kết hỗ trợ vaccine COVID-19 cho châu Phi với số lượng lớn kể từ 1/1/2022.

Biến thể Omicron: Kêu gọi tạm từ bỏ bản quyền vaccine COVID-19

28 Hiệp hội điều dưỡng đã kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên Hợp Quốc ủng hộ tạm thời từ bỏ bản quyền vaccine COVID-19. Đồng thời, cảnh báo bất bình đẳng tiếp cận vaccine toàn cầu có thể dẫn tới sự ra đời của  nhiều biến thể mới nguy hiểm như Omicron và Delta lây lan toàn cầu.

Cho tới cuối tháng 9 năm nay, 73% lượng vaccine COVID-19 thế giới được phân phối ở 10 quốc gia. Các nước giàu có tiếp cận với số lượng 7 tỷ liều vaccine COVID-19. Trong khi đó, chỉ có 300 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân ở các quốc gia nghèo.

Hội nghị WTO thảo luận về miễn trừ bản quyền vaccine bị hoãn do sự lây lan của biến thể Omicron

Hội nghị WTO thảo luận về miễn trừ bản quyền vaccine bị hoãn vào ngày 26/11 do sự lây lan của biến thể Omicron

Kể từ tháng 10/2020, Nam Phi và Ấn Độ đã bắt đầu thúc ép WTO phê chuẩn để tạm bỏ đi nhiều phần liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhằm đẩy nhanh tiếp cận vaccine cho các nước nghèo.

Những người ủng hộ đề xuất trên tại WTO lập luận rằng việc tạm thời bỏ quyền sáng chế vaccine COVID-19 sẽ giúp cho việc sản xuất vaccine rẻ hơn và thuận tiện hơn.

Trung bình, chỉ có khoảng 2/5 lực lượng nhân viên y tế toàn cầu được tiêm phòng đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong bức tâm thư của 28 Hiệp hội điều dướng tuyên bố. Tại châu Phi và Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ còn chưa đến 1/10 toàn bộ lực lượng y tế được tiêm phòng đầy đủ.

"Không ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn"

Trong những ngày gần đây, sự lây lan của biến thể Omicron (lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi) đã khiến một số nhà lãnh đạo trên thế giới ủng hộ đề xuất tạm bỏ bản quyền vaccine.

Vào ngày 26/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết biến thể Omicron chỉ ra tầm quan trọng của việc cần từ bỏ ngay bản quyền vaccine.

"Thông tin về biến thể này khiến chúng ta hiểu rõ hơn rằng đại dịch COVID-19 sẽ không thể chấm dứt cho tới khi đạt được tiêm chủng toàn cầu", ông Joe Biden nói.

Ngày 27/11, Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt cho rằng chính phủ mới của nước này nên dừng phản đối mở rộng bản quyền vaccine.

"Không ai an toàn cho tới khi tất cả mọi người đều an toàn. Mới có 6% dân số châu Phi được tiêm phòng COVID-19. Cần đẩy nhanh tốc độ tiêm phòng vì lợi ích của tất cả mọi người. Không chỉ là lợi ích của người dân châu Phi, mà còn là của chính chúng ta. ", bà Anniken Huitfeldt nói.

Trưa 1/12: Lo ngại sức tàn phá của Omicron, hàng loạt nước áp dụng biện hạn chế


Nguyễn Vân
theo Euro News
Ý kiến của bạn