Hà Nội

Từ A đến Z về 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ mắc phải (P1)

15-11-2016 10:19 | Bệnh lây truyền
google news

SKĐS - Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh (CDC): Số trường hợp phát hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) đã đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.

Từ năm 2014 đến 2015,  số người bị chuẩn đoán nhiễm chlamydia tăng 6%, nhiễm bệnh lậu tăng 13%. Điều đáng lo lắng là con số thực tế còn cao hơn nhiều so với báo cáo bởi rất nhiều người không biết mình đã nhiễm bệnh

Debby Herbenick, tiến sĩ - nhà nghiên cứu tình dục tại Đại học Indiana cho biết “Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là đại dịch thầm lặng vì thường không có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài". Điều này có nghĩa rằng bạn có thể bị nhiễm bệnh mà không biết nó và truyền sang cho đối tác của bạn.

Cùng tìm hiểu 4 bệnh lây qua đường tình dục phổ biến để có những biện pháp phòng tránh hoặc trị bệnh hợp lý.

1.Bệnh lậu:


Vi khuẩn lậu lây lan khi quan hệ tình dục qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn mà không được bảo vệ. Kết quả là gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, hậu môn, họng. Bao cao su là biện pháp giúp ngăn ngừa lây truyền của bệnh hiệu quả gần như 100 %.

Dấu hiệu: Đối với phụ nữ thường không có bất cứ triệu chứng nào. Khi họ nhiễm bệnh, chỉ xuất hiện những dấu hiệu nhẹ hoặc dấu hiệu giống viêm bàng quang. Điều đó nghĩa là bản thân người phụ nữ cũng không biết bị nhiễm bệnh nên dĩ nhiên không thể giúp đối tác phòng lây nhiễm.

Đối với đàn ông, nếu nhiễm trùng ở cổ họng hoặc trực tràng thì cũng không có triệu chứng rõ ràng. Còn dương vật bị vi khuẩn tấn công sẽ thấy đầu dương vật hơi xanh hoặc hơi vàng, hay cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đau tinh hoàn có thể có nhưng hiếm. Tất cả những triệu chứng này xuất hiện 3-5 ngày sau khi tiếp xúc.

Nếu không điều trị, bệnh lậu có thể gây ra viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh.

Làm thế nào để phát hiện: CDC khuyến cáo nên làm xét nghiệm sàng lọc hàng năm. Hoặc nên gặp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nếu bạn thường xuyên thay đổi “bạn tình”.

Làm thế nào để điều trị: Tin tốt là bệnh lậu thường có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh. Nhưng một số chủng lậu kháng lại kháng sinh, vì vậy hãy hợp tác với bác sĩ theo dõi để chắc chắn rằng tất cả các vi khuẩn đã bị giết chết

2. Chlamydia

Đây là bệnh lây nhiễm do vi khuẩn. Giống như bệnh lậu, Chlamydia cũng lây qua đường âm đạo, miệng, hậu môn khi quan hệ mà không được bảo vệ. Bao cao su là biện pháp bảo vệ hiệu quả gần như 100% hoặc sử dụng tấm bảo vệ miệng (dental dams) cũng giúp giảm thiểu nguy cơ khi oral-sex.

Tấm bảo vệ miệng (dental dams)

Dấu hiệu: Với cả nam giới lẫn nữ giới, Chlamydia hiếm khi gây ra triệu chứng đáng chú ý. Nếu có thì triệu chứng đó là đầu dương vật có mủ, nóng rát khi đi tiểu. Vấn đề thường xuất hiện khoảng 1 tuần sau tiếp xúc. Nhiễm trùng nặng ở nam giới không được điều trị nhanh chóng có thể gây ra sẹo ở niệu đạo, làm đi tiểu khó khăn hơn, thậm chí có thể phải phẫu thuật.

Làm thế nào để phát hiện: CDC khuyến cáo sàng lọc hàng năm đối với người đồng tính hay người lưỡng tính. Tuy nhiên, với người di tính (chỉ yêu người khác giới) nên đề nghị bác sĩ để xét nghiệm.

Làm thế nào để điều trị: Chlamydia có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh.


K.Trâm
Ý kiến của bạn