Từ 20/6, khi khám sức khoẻ định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản

05-05-2023 17:15 | Y tế

SKĐS - Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế ngày 5/5, đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định.

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế ngày 5/5 đã ký ban hành Thông tư số 09/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư số 14/2013 ngày 6/5/2013 về hướng dẫn khám sức khỏe.

Theo đó, Thông tư 09 sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 4 Khoản 3 Điều 6 như sau: Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.

Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 6 như sau: Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này.

Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Từ 20/6, khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám phụ khoa Ảnh: minh hoạ

Cụ thể, nội dung khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ theo Thông tư mới gồm khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung, thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung và ung thư vú, siêu âm tử cung - phần phụ (khi có chỉ định của bác sĩ khám).

Thông tư 09 có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6/2023.

Bộ Y tế đề nghị vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc sở y tế các tỉnh thành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Theo ThS. BS. Diêm Thị Thanh Thuỷ, Trưởng khoa khám sản tự nguyện – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh phụ khoa ở nữ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu ở vùng kín.

Không chỉ vậy, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ứ dịch vòi trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng…

Trên thực tế, các bệnh phụ khoa nếu được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời thì sẽ được xử lý tương đối đơn giản, tỷ lệ bệnh được chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân chủ quan không đi chữa trị từ sớm thì các bệnh lý này có thể biến chứng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Bộ Y tế: COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác tiếp tục diễn biến phức tạpBộ Y tế: COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác tiếp tục diễn biến phức tạp

SKĐS - Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình bệnh dịch COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, các cơ sở khám chữa bệnh tuân thủ nghiêm biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19 và các bệnh khác; Tăng cường bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao...

Thái Bình
Ý kiến của bạn