Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam: "Trong chương trình hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ, từ năm 2013, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục đường bộ Việt Nam xây dựng đề án để tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ (bao gồm các vấn đề như biển báo, tín hiệu giao thông đường bộ, giấy phép lái xe cơ giới đường bộ..).
Theo đề án được phê duyệt, Việt Nam sẽ công nhận và cho sử dụng bằng lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Vienna cấp, mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam.
Ngược lại, khi Việt Nam đã tham gia Công ước Vienna, những người Việt Nam đi công tác, học tập và định cư ở nước ngoài đã có giấy phép lái xe quốc gia có nhu cầu sử dụng giấy phép lái xe này tại nước ngoài sẽ được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp giấy phép lái xe quốc tế và những giấy phép này được các quốc gia tham gia Công ước Vienna công nhận".
Được biết, hiện tại, Việt Nam đã hoàn thành xong thủ tục và đã được Liên hợp quốc chấp nhận tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ, trong đó có nội dung được phép cấp và công nhận giấy phép lái xe quốc tế từ 1/1/2015.
Về điều kiện được cấp giấy phép lái xe quốc tế, người xin cấp phải có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn nộp cùng đơn xin cấp theo mẫu sẽ được hướng dẫn. Giấy phép lái xe quốc tế này sẽ được sử dụng tại các nước đã tham gia công ước Vienna (khoảng trên 70 nước). Hạng giấy phép lái xe phù hợp với hạng ghi trong giấy phép lái xe quốc gia.
Giấy phép lái xe quốc tế mà Việt Nam cấp sẽ gồm tiếng Việt Nam (tiếng nước sở tại) và được dịch sang các tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc để sử dụng thuận lợi tại các nước.
Ông Nguyễn Văn Quyền nói thêm: "Người được cấp giấy phép lái xe quốc tế không gặp trở ngại gì vì khi tham gia công ước Vienna, tất cả hệ thống biển báo hiệu đường bộ của các nước tham gia Công ước là thống nhất".
Theo ông Quyền, với sự kiện này, Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn về Giấy phép lái xe với thế giới.
Việc gia nhập sẽ tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, sinh sống được thuận lợi khi không phải mất thời gian đổi giấy phép mà họ đã được cấp tại nước sở tại như trước kia.
Và ngược lại, đối với người Việt Nam khi ra nước ngoài sinh sống, lao động, học tập không phải thi lại để lấy giấy phép lái xe nước sở tại khi đã