Hà Nội

Từ 1/1/2025, nghiêm cấm giữ xe để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại

04-12-2024 17:11 | Xã hội
google news

SKĐS - Điều 10 của Thông tư số 72/2024/TT-BCA, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 quy định nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.

Bộ Công an vừa ban hành thông tư số 72/2024/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/20252025 và thay thế Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Đáng chú ý là tại Điều 10: Tạm giữ, xử lý phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để điều tra, xác minh, giải quyết có quy định: "Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại".

Từ 1/1/2025, nghiêm cấm giữ xe để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại- Ảnh 1.

Từ 1/1/2025, nghiêm cấm việc giữ xe để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại. Ảnh minh họa

Thông tư 72/2024 còn quy định: Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử.

Về các nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ, cán bộ cảnh sát giao thông có trách nhiệm làm rõ có hay không có dấu hiệu tội phạm; có hay không có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm; lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm và các tình tiết khác…

Điều 18 của thông tư cũng quy định cán bộ cảnh sát giao thông hướng dẫn cho các bên liên quan đến vụ tai nạn đường bộ tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc, cán bộ cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết. Đồng thời, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

Từ 1/1/2025, chốt CSGT phải được lập ở nơi không bị khuất tầm nhìnTừ 1/1/2025, chốt CSGT phải được lập ở nơi không bị khuất tầm nhìn

SKĐS – Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA, Bộ Công an quy định vị trí lập chốt giao thông phải trên một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm rộng, thoáng và không che khuất tầm nhìn. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.


Long Vũ
Ý kiến của bạn