Hà Nội

Từ 1/1/2025 khám sức khoẻ lái xe không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%

17-11-2024 16:57 | Y tế

SKĐS - Theo hướng dẫn mới nhất tại Thông tư do Bộ Y tế ban hành, người khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái xe bắt buộc phải xét nghiệm nồng độ ma túy, không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Không bắt buộc xác định nồng độ cồn

Trong đó, bên cạnh điểm mới về phân nhóm, Thông tư này cũng quy định về xét nghiệm ma túy và nồng độ cồn.

Cụ thể, trường hợp khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái xe bắt buộc phải xét nghiệm nồng độ ma túy (xét nghiệm 5 loại ma túy, Thông tư cũ là 4 loại).

Đồng thời, không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%. Việc xét nghiệm nồng độ cồn khi có chỉ định của bác sĩ khi nghi ngờ.

Từ 1/1/2025 khám sức khoẻ lái xe không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%
 - Ảnh 1.

Theo hướng dẫn mới nhất tại Thông tư do Bộ Y tế ban hành, người khám sức khỏe để cấp đổi giấy phép lái xe bắt buộc phải xét nghiệm nồng độ ma túy, không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%...

Với người hành nghề lái xe ô tô khi khám sức khỏe định kỳ bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn và ma túy (5 loại ma túy, thông tư cũ 4 loại).

Giấy khám sức khỏe cũng sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận, trong khi Thông tư cũ là 6 tháng.

Về tiêu chuẩn các chuyên khoa, cơ bản giữ nguyên Thông tư cũ, có một số thay đổi sau:

Thông tư cũ

Thông tư mới

1. Tâm thần:

Nhóm 1: Đang rối loạn tâm thần cấp. Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi

Nhóm 2: Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng. Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

Nhóm 3: Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng. Rối loạn tâm thần mạn tính.

Tâm thần

Nhóm 1 : Bệnh lý tâm thần đang ở giai đoạn cấp tính hoặc đang tiến triển

Nhóm 2: Bệnh lý tâm thần đã được điều trị ổn định hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng

Nhóm 3. Bệnh lý tâm thần đã được điều trị ổn định hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng

2. Thần kinh

Không thay đổi

3. Mắt

Không thay đổi

4. Tai mũi họng

- Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) < 0,4 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

5. Tim mạch

Không thay đổi

6. Hô hấp

Không thay đổi

7. Cơ Xương khớp

Người khuyết tật không áp dụng tiêu chuẩn cơ xương khớp

8. Nôi tiết

Không thay đổi

9. Nồng độ cồn, ma tuý: Cũ xét nghiệm cồn và ma túy là bắt buộc (xét nghiệm 4 loại ma tuý)

Mới: Xét nghiệm ma túy là bắt buộc (xét nghiệm 5 loại ma tuý)

- Xét nghiệm cồn: Người hành nghề lái xe khi khám sức khỏe định kỳ xét nghiệm nồng độ cồn là bắt buộc.

Không còn quy định về khám thai sản trong khám sức khỏe người lái xe

Về tiêu chuẩn các chuyên khoa, Thông tư mới cơ bản giữ nguyên Thông tư cũ, trong đó bỏ khám thai sản vì ít liên quan sức khỏe lái xe.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng có nội dung quy định cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Cụ thể, cấu trúc dữ liệu kết quả khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng gồm các thông tin sau:

- Phần Hành chính: Các thông tin theo quy định tại Quyết định số 06/QĐ- TTg ngày 6/1/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe; ngày khám sức khỏe.

- Kết quả xét nghiệm ma túy.

- Kết luận về tình trạng sức khỏe.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Đề xuất mới nhất việc khám sức khỏe người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùngĐề xuất mới nhất việc khám sức khỏe người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng

SKĐS - Tại dự thảo Thông tư mới nhất Bộ Y tế đề xuất quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ... trong đó nêu rõ, bác sĩ là người được chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn với người khám sức khỏe lái xe...

Bộ Y tế nhắc tăng kiểm tra, giám sát khám, cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xeBộ Y tế nhắc tăng kiểm tra, giám sát khám, cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

SKĐS - Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học; Y tế Bộ, ngành tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc khám sức khỏe và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe...

Thái Bình
Ý kiến của bạn