Theo quy định mới, kể từ ngày 1/12/2019, khi tham gia đào tạo lái xe hạng B1, B2, C và nâng hạng giấy phép lái xe, học viên thay vì chỉ học nội dung đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông sẽ phải học đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Trong đó, nội dung phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông chiếm thời gian 2 tiết.
Bổ sung thêm nhiều nội dung mới khi đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ 2020.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm ban hành nội dung giảng dạy về phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước trước ngày 1/12/2019.
Thông tư quy định, kể từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1). Sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ 1/1/2021.
Trung tâm sát hạch lái xe lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải từ ngày 1/1/2020; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 1/1/2021.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/12/2019.
Từ 1/1/2020 cấm triệt để uống rượu, bia trước và trong khi lái xe
Luật Phòng, chống tác hại rượu bia sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định người điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia gồm 7 chương, 36 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020. Luật quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm như: Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia, nghiêm cấm cán bộ công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, người làm việc trong lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc…Luật cũng nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông bao gồm cả xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định 3 biện pháp chính trong phòng, chống tác hại rượu bia. Trong đó, một trong những biện pháp được áp dụng là giảm mức tiêu thụ rượu bia: Quản lý việc khuyến mại, quảng cáo rượu bia có độ cồn dưới 15 độ, quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia.
Luật cũng bổ sung biện pháp kiểm soát quảng cáo đối với rượu bia dưới 15 độ nhưng có phân chia mức độ kiểm soát khác nhau tương ứng với nồng độ cồn trong sản phẩm. Luật cũng quy định các biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
Đặc biệt, Luật còn quy định 7 địa điểm không được uống rượu bia. Đó là những địa điểm công cộng mà việc sử dụng rượu, bia có thể tác động đến cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người dưới 18 tuổi, người bệnh, học sinh, sinh viên...
Luật còn nêu rõ, người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu bia trước, trong khi tham gia giao thông và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở kinh doanh , vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải trong việc phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu bia…