PV: Thưa TS. Shin Young-Soo, ngài đánh giá thế nào về các kết quả đạt được của Hội nghị WHO khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63?
TS. Shin Young-Soo: Hội nghị đã làm việc hiệu quả và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Chúng tôi đều cảm thấy rất hài lòng với hội nghị lần này. Địa điểm, khán đài và trang thiết bị hội nghị đã được chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt, trên cương vị chủ tọa, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến đã thể hiện rất xuất sắc vai trò của mình. Tại hội nghị lần này, chúng tôi đã bàn thảo 20 nội dung trong chương trình nghị sự. Trong đó bao gồm thảo luận ngân sách trong tương lai, các thành tựu khu vực đã đạt được, các chủ đề sức khỏe (dinh dưỡng, các mục tiêu thiên niên kỷ, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên,...), điều lệ y tế quốc tế, quyết định những vấn đề quan trọng, đưa ra những định hướng tương lai cho khu vực, đồng thời các quốc gia thành viên thông qua một số nghị quyết khu vực. Tôi đánh giá hội nghị 63 rất thành công.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và TS. Shin Young-Soochủ trì Lễ bế mạc. Ảnh: Đức Anh
Tôi xin cảm ơn tinh thần làm việc nhiệt huyết và các đóng góp tuyệt vời của các đoàn đã góp phần tạo nên thành công và thành quả của hội nghị trên nhiều chủ đề và các mối quan tâm quan trọng. Quay trở lại Manila, cùng với các ý kiến đóng góp tuyệt vời này, tất cả chúng tôi sẽ cùng làm việc để biến thành hành động. Tôi cũng xin cảm ơn FAO, UNICEF, WFP,… về sự đóng góp tích cực cho hội nghị. Hội nghị lần này ngoài các nội dung thảo luận chính thì chúng ta cũng đã có 3 sự kiện bên lề với các chủ đề bảo hiểm y tế toàn dân, thuốc lá và sốt rét. Một lần nữa, xin cảm ơn các đoàn đã tham gia tích cực và đưa ra những nhận xét sắc sảo.
PV: Ngài nhận định thế nào về đóng góp của Việt Nam cho những mục tiêu y tế trong khu vực?
PV: Ấn tượng của ngài về Việt Nam và Vịnh Hạ Long?
TS. Shin Young-Soo: Mặc dù chưa tới thăm Vịnh Hạ Long lần nào, nhưng tôi được biết Vịnh Hạ Long là Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Do vậy, tôi rất vui mừng cùng với các đoàn đại biểu quốc tế tới thăm quan Vịnh Hạ Long.
WHO đánh giá cao quyết định kéo dài thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng của Việt Nam. WHO đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam ban hành luật cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ của Việt Nam. WHO khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 là hội nghị đầu tiên của khu vực nhận được sự phối hợp bàn thảo giữa Unicef, Fao và WPR về nội dung dinh dưỡng. Đây là một tín hiệu lạc quan, nó thể hiện sự hợp tác tích cực giữa các đối tác bởi dinh dưỡng là vấn đề đa ngành, cần sự chung tay giải quyết của nhiều lực lượng. Việt Nam nói riêng và WHO khu vực Tây Thái Bình Dương được tuyên dương trong việc thanh toán bệnh sởi. WHO đã xây dựng một lộ trình để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương và đặt ra mục tiêu đến năm năm 2020 phải loại trừ được các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Trọng tâm của kế hoạch 5 năm sẽ là 7 căn bệnh chính: bệnh phong, bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh sán lá từ thực phẩm, bệnh sán máng, bệnh nhiễm giun sán truyền qua đất, bệnh mắt hột và bệnh ghẻ cóc. Việt Nam đã phát triển tốt một số chương trình thí điểm hỗ trợ thiếu vi chất ở các tỉnh miền núi. Việt Nam giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tuy nhiên, béo phì đang trở thành vấn đề nổi cộm tại các đô thị. Việt Nam đang phấn đấu đạt hơn 90% (năm 2020) dân số tham gia BHYT và nỗ lực hướng đến hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế cho nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số. Y.C |
Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim-Yong: Tôi xin chúc mừng WHO đã đưa ra chiến lược cho các nội dung bàn thảo về các bệnh không lây, sốt rét, HIV/AIDS,… và sự tổ chức tuyệt vời nhằm đưa ra chia sẻ kinh nghiệm. Mỗi nước đều có ưu tiên khác nhau. Singapore hiện đang phải đối mặt với lão hóa dân số. Tuy nhiên, ngành y tế cần sự nhập cuộc của ngành giáo dục và thương mại để có thể quản lý tốt và đưa ra khung toàn diện đến năm 2030. Số người già ở Singapore đã tăng hơn gấp đôi kéo theo đó là các căn bệnh mạn tính của tuổi già như bệnh tim mạch. Singapore cần phải giữ cho người già luôn năng động và an toàn, khỏe mạnh. Bộ Y tế cùng Bộ Nhân lực phải phối hợp lên kế hoạch xã hội và y tế để xây dựng các nhà dưỡng lão. Thách thức đối với hệ thống BHYT của Singapore là có đủ khả năng để chi trả cho người già chiếm phần đông dân số trong tương lai hay không. TS. Nils Daulaire, Giám đốc Văn phòng các vấn đề toàn cầu, Trưởng đoàn Bộ Y tế Hoa Kỳ: Đây là lần đầu tiên tôi tới dự Hội nghị WHO trên cương vị là đại diện cho Hoa Kỳ tại Pan-America (châu Mỹ Thái Bình Dương). Như Tổng thống Obama đã nhấn mạnh “dân số khỏe mạnh là quan trọng”, Hoa Kỳ tích cực hợp tác song phương và đa phương nhằm đạt được mục tiêu này. Bộ Y tế Việt Nam là chủ nhà cho tuần làm việc quan trọng này. Các chương trình sốt rét, lao,... đang làm nhân đôi nguồn nhân lực đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên ngoài Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hoan nghênh sáng kiến không thuốc lá của Australia. Các bệnh không truyền nhiễm (NCD) và dinh dưỡng là các vấn đề quan trọng đối với Hoa Kỳ. Chúng ta cần nhìn NCD một cách tổng thể, đây là căn bệnh xã hội từ lối sống. Hoa Kỳ ủng hộ WHO về bao phủ y tế. Gần đây, chính quyền Obama đưa ra chính sách nhằm bao phủ BHYT cho người dân Hoa Kỳ được coi là rất quan trọng. Tiến trình cải cách của WHO là cơ quan dẫn đầu về y tế để biến ngôi nhà của thế kỷ 21 về y tế trở thành ngôi nhà chung của nhân loại. TS. Mam Bun Heng, Bộ trưởng Y tế Campuchia: Campuchia bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới WHO. Campuchia đang đi đúng hướng nhằm thực hiện các MDG 4, 5 vào năm 2015. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Campuchia đã giảm đáng kể trong vòng 5 năm qua và tăng cường tiếp cận bình đẳng cho bà mẹ và trẻ em. Có những câu chuyện thành công về lao và sốt rét hiện thực hóa MDG 6. Động lực cho các bệnh NCD vào năm 2025 cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ những tình cảm sâu sắc tới nước chủ nhà Việt Nam về sự quan tâm dành cho đoàn chúng tôi trong suốt chuyến thăm ở Hà Nội. TS. Leao Talalelei Tuitama, Bộ trưởng Y tế Samoa phát biểu thay mặt các quốc đảo Thái Bình Dương: Tôi xin chúc mừng Chủ tịch Hội nghị và gửi lời cảm ơn tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam về tấm lòng mến khách và sự tổ chức tuyệt vời khi chúng tôi tới đây. Các quốc đảo Thái Bình Dương xinh đẹp là nơi có những rặng san hô cần bảo tồn để chống lại biến đổi khí hậu. Do vậy, môi trường trong lành là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe. Hiện nay, WHO đang đưa ra cải cách nhằm thay đổi chiến lược hỗ trợ. Tôi hy vọng giống như sự sát cánh của WHO trong vòng 50 năm qua, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc đảo trong các vấn đề mới nổi lên tại khu vực như NCD tại Samoa, Tuvalu,… TS. Vita A. Skilling, Bộ trưởng Y tế và Các vấn đề xã hội, Liên hiệp các quốc gia Micronesia: Tôi đánh giá cao sự chuẩn bị rất tốt trên nhiều nội dung y tế lớn của khu vực. Hiện nay, Micronesia phát động kiểm soát loại trừ bệnh phong và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD). Nhãn mác bao bì và quảng cáo thuốc lá cần thêm hướng dẫn và trợ giúp kỹ thuật từ WHO. Tỷ lệ hút thuốc trên quốc đảo rất cao. Micronesia thực hiện sáng kiến của Chính phủ cấm các nhân viên hút thuốc. Sản xuất trong nước nỗ lực đảm bảo thực phẩm sạch, chất lượng cho người dân, cải cách để chăm sóc y tế tới tận thôn bản, cắt giảm chi phí chữa bệnh, nâng cao trình độ nguồn nhân lực y tế. |