Gaius Plinius Secundus (23- 79 sau CN)
Hành trình trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới của Bông cải xanh
Bông cải xanh được người Ý sử dụng như một loại thực phẩm có giá trị cao từ thời La Mã cổ đại. Khi được giới thiệu lần đầu tiên ở Anh vào giữa thế kỷ 18, bông cải xanh được gọi là “măng tây Ý”. Nhưng phải đến đầu những thập niên 20 của thế khỉ XX, bông cải xanh mới được những người nhập cư miền Nam Ý đưa đến trồng ở Hoa Kỳ. Hai anh em nhập cư nhà D’ Arrigo là Stephen và Andrew lần đầu tiên trồng bông cải xanh trên cánh đồng ở California (Mỹ). Năm 1926, chuyến tàu chở bông cải xanh đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ xuất phát từ California đã đến nhà ga Boston- mở đầu công cuộc thương mại hóa Bông cải xanh. Từ đó Bông cải xanh được phân phối một cách rộng rãi và trở nên phổ biến trên toàn nước Mỹ.
Nhưng để bông cải xanh được cả thế giới biết đến như một loại siêu thực phẩm, chúng ta phải cảm ơn Giáo sư Paul Talalay và các cộng sự của ông ở trường Đại học Y Johns Hopkins. Năm 1973, ông đã có một quyết định mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp nghiên cứu của mình: Đi tìm phương pháp ngăn ngừa ung thư. Ông nói: “Chỉ trong vòng 20-25 năm, tỉ lệ ung thư ở Hoa Kỳ sẽ tăng gấp đôi. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ y học trong điều trị ung thư, nhưng điều đó không có ích gì trong việc giảm tỉ lệ ung thư đang tăng lên từng ngày”. Mặc dù vấp phải nhiều sự nghi ngờ, phản đối trong giới y khoa, Giáo sư Talalay P. vẫn miệt mài đi trên con đường của mình.
Và thành quả cũng đến, năm 1992, phòng nghiên cứu của Giáo sư công bố việc tìm ra một hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư được tìm thấy nhiều nhất trong bông cải xanh, có tên là sulforaphane. Sulforaphane (SFN) có khả năng kích hoạt hệ thống thải độc để đào thải các chất gây ung thư trong cơ thể, tăng cường hàng rào bảo vệ các tế bào. Đây thực sự là một bước đột phá trong lĩnh vực phòng ngừa ung thư. Chính phát hiện này đã khiến nhu cầu về bông cải xanh tăng gấp đôi trên toàn nước Mỹ.
Công bố của nhóm nghiên cứu đã được đăng lên trang nhất tờ New York Times và được tờ Popular Mechanism bình chọn là 1 trong 100 khát hiện khoa học nổi bật của thế kỉ XX. Ngay sau đó, rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu hoạt chất này trong bông cải xanh, tính đến nay, đã có hơn 1400 bài báo về sulforaphane được đăng trên thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed).
Tuy nhiên, sulforaphane lại là một hoạt chất không bền, dễ bị phá hủy trong quá trình đun nấu và ở đường tiêu hóa. Để có được lợi ích từ nó, người ta phải ăn trung bình 3,4 kg bông cải xanh nấu chín mỗi ngày, đây dường như là điều không tưởng. Một lần nữa, các nhà khoa học lại bắt tay vào tìm cách tối ưu hóa quá trình chiết xuất hoạt chất từ bông cải xanh để có thể ứng dụng hoạt chất này vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Hành trình tối ưu hóa lợi ích của Bông Cải Xanh
Để tối ưu hóa lợi ích của sulforaphane là một hành trình cũng gian nan và vất vả không kém. Trải qua quá trình chọn lọc giống tự nhiên suốt 7 năm, cuối cùng các nhà khoa học đã chọn ra được loại bông cải xanh có hàm lượng hoạt chất cao nhất, sau đó đem trồng trên các cánh đồng theo tiêu chuẩn Hữu cơ (Organic Food). Nhưng bởi vì hoạt chất này dễ bị phân hủy bởi nhiệt, các nhà nghiên cứu đã áp dụng một công nghệ chiết đặc biệt (công nghệ chiết lạnh siêu tới hạn) để giữ nguyên được hoạt tính của sulforaphane đồng thời có hiệu suất chiết cao nhất. Công nghệ chiết này rất an toàn, không bị tồn dư dung môi sau khi chiết, giúp thành phẩm đạt trạng thái tinh khiết nhất.
Toàn bộ công trình này đã được đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì, có tên thương mại là BroccoRaphanin.
Đọc thêm: BroccoRaphanin- đột phá trong phòng ngừa ung bướu