Khi suy thoái kinh tế xảy ra trong và sau đại dịch COVID-19, mọi ngành nghề đều bị ảnh hưởng, lĩnh vực truyền thông báo chí chịu tác động kép. Thế nhưng thực tế lại cho thấy ngành báo chí truyền thông vẫn là ngành “hot” và thu hút giới trẻ.
Bạn đã hiểu gì về truyền thông?
Một khảo sát nhanh về định hướng nghề nghiệp của các bạn học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học cho thấy, ngành truyền thông hiện đang rất “hot”, được nhiều thí sinh lựa chọn. Tuy nhiên, để hiểu rõ về ngành truyền thông thì không phải bạn học sinh nào cũng xác định đúng. Vậy cần tìm hiểu những gì trước khi muốn theo đuổi ngành truyền thông?
Ngành truyền thông hiện được chia làm 4 nhóm chính, gồm: Truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, truyền thông media, nghiên cứu truyền thông.
Có thể nói, truyền thông “len lỏi” vào mọi ngõ ngách của đời sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Sở dĩ nói như vậy là bởi bất kỳ hoạt động nào, từ đời thường đến kinh doanh, thương mại muốn kết nối đến cộng đồng, phát triển ở tầm vĩ mô, đều cần đến truyền thông và chỉ có truyền thông mới làm được điều đó.
Đơn cử như bạn là tác giả của một cuốn tiểu thuyết, bạn muốn giới thiệu đến công chúng, muốn nhiều độc giả yêu thích, truyền thông sẽ giúp bạn làm điều đó.
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, truyền thông nằm trong TOP 5 ngành hấp dẫn nhất đối với sinh viên bởi cơ hội việc làm rộng mở, đây được đánh giá là ngành nghề tiềm năng trong tương lai.
Không chỉ vậy, mức lương đối với ngành truyền thông không hề thấp. Tùy từng vị trí, năng lực, mức lương sẽ dao động từ 10-30 triệu đồng, thậm chí trong một số dự án, mức thu nhập có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Nói vậy để thấy, mức lương sẽ phụ thuộc vào năng lực, sự trau dồi kiến thức và sự cố gắng quyết tâm với nghề. Bởi trái đất luôn chuyển động, sự sáng tạo và đổi mới luôn được đề cao, đặc biệt trong ngành truyền thông.
Nếu bạn chỉ làm việc như một cỗ máy được lập trình sẵn, thì chắc chắn, bạn sẽ bị đào thải trong tương lai gần. Ngành truyền thông không thể phát triển cùng sự lỗi thời ấy. Bởi trong kỷ nguyên số, ngành truyền thông có tốc độ ứng dụng và cập nhật công nghệ nhanh nhất và phát triển nhất.
Tầm ảnh hưởng, vai trò của truyền thông trong thời đại số
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ngành truyền thông thế giới đang có những thay đổi rõ rệt. Lĩnh vực báo chí và truyền thông nước ta cũng không đứng ngoài xu hướng và đang nỗ lực chuyển mình để hội nhập trong thời đại số. Sự phát triển của công nghệ đã mang lại vô số cơ hội và thách thức cho truyền thông báo chí.
Khi suy thoái kinh tế xảy ra, lĩnh vực truyền thông báo chí chịu tác động kép: Các nền tảng truyền thông của cơ quan báo chí ít quảng cáo, ít đối tác phối hợp trong các chương trình lớn, doanh thu của cơ quan báo chí sụt giảm, thu nhập của phóng viên cũng vô cùng khiêm tốn, trong khi đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp của một người phóng viên thì ngày càng cao. Thế nhưng thực tế lại cho thấy ngành truyền thông, báo chí vẫn thu hút giới trẻ.
TS. Phan Quang Anh - Tiến sĩ Truyền thông và phương tiện truyền thông tại Đại học Quốc gia Singapore, Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại Đại Học Zurich (Thụy Sĩ) đã từng chia sẻ rằng, ngành truyền thông đang là một trong những ngành có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và kinh tế.
Truyền thông gần như tác động đến mọi đối tượng, mọi mặt của đời sống. Nhờ truyền thông, con người được kết nối với nhau nhiều hơn.
Sự chuyển mình của truyền thông và báo chí trong thời đại kỷ nguyên số đã có tác động sâu sắc đến xã hội, với ảnh hưởng của nó mở rộng đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta.
Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để định hướng dư luận, với khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của truyền thông xã hội trong ứng phó và xử lý khủng hoảng ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức.
Hơn nữa, mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp với nhau, tạo ra ý thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ ý tưởng. Tuy nhiên, tác động của mạng xã hội đối với xã hội không phải lúc nào cũng tích cực, với những lo ngại về các vấn đề như quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và lan truyền thông tin sai lệch.
Truyền thông báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại số hiện nay. Với sự phổ biến của internet và mạng xã hội, thông tin có thể được chia sẻ rất nhanh chóng và dễ dàng.
Mạng xã hội cũng có sức ảnh hưởng lớn đến ý kiến công chúng. Tuy nhiên, sự phổ biến của internet và mạng xã hội cũng mang đến nhiều thách thức để kiểm soát thông tin và ngăn các thông tin xấu lan truyền. Vì vậy, truyền thông báo chí cần có sức “đề kháng” để đối phó với những thách thức này. Báo chí chính thống vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy để độc giả tìm đến, ở đây thông tin được chọn lọc, mang tính thời sự, là thông tin đã được kiểm duyệt có độ chính xác cao.
Ngoài ra, tầm quan trọng của truyền thông báo chí không chỉ nằm ở khả năng kiểm soát thông tin mà còn ở khả năng phản ánh sự kiện quan trọng và định hướng dư luận. Truyền thông báo chí có vai trò to lớn trong việc đưa thông tin đến công chúng, giúp họ hiểu rõ hơn về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội và luật pháp. Truyền thông báo chí còn giúp người dân thay đổi hành vi, suy nghĩ và lối sống của mình thông qua các chương trình tuyên truyền của các cơ quan truyền thông có quyền lực.
Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Quan trọng hơn cả, truyền thông báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực Nhà nước được kiểm soát và giám sát. Truyền thông báo chí còn Không giống như những thế hệ trước đây, thay vì chọn một công việc văn phòng, công sở ngồi 8 tiếng/ngày với hàng loạt giấy tờ khô khan và mức lương cơ bản thấp, cứ đều đặn sáng đi chiều về, các bạn trẻ chọn làm chủ thời gian, thỏa sức sáng tạo những ấn phẩm mang đậm dấu ấn bản thân thông qua những thước phim, hình ảnh, câu chuyện... mang lại những giá trị tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội.
Đó chính là công việc của truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, các bạn trẻ sẽ có thể làm việc với các nhãn hàng lớn, người có ảnh hưởng trong xã hội (KOL). Những bạn có vốn ngoại ngữ tốt còn có thể làm việc với những tổ chức, công ty nước ngoài uy tín. Mức thu nhập đáng mơ ước tương xứng với năng lực cũng là những điều thu hút các bạn trẻ đến với ngành truyền thông. Sinh viên thực hành bàn kỹ thuật và trường quay ảo.
Các bạn sinh viên hào hứng khi được tìm hiểu những thiết bị hiện đại. giúp nâng cao hình ảnh của các cơ quan Nhà nước, đưa thông tin đến người dân về các chính sách, pháp luật, tuyên truyền chủ trương của Đảng. Vì vậy, truyền thông báo chí đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh và phát triển. Tại sao ngành truyền thông lại thu hút giới trẻ ? Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhiều ngành nghề buộc phải cắt giảm nhân sự, nghỉ việc trong thời điểm giãn cách xã hội, phong tỏa cách ly trên diện rộng. Điều này làm ảnh hưởng tới thu nhập của rất nhiều lao động trong một thời gian dài. Thế nhưng, ngành truyền thông lại ngày càng phát triển do nhu cầu tiếp nhận thông tin của xã hội lớn hơn, dẫn tới truyền thông chiếm lĩnh và chi phối các hoạt động của xã hội.
Đặc biệt, sự lên ngôi của internet, các trang tin tức và kênh thông tin mạng xã hội đã thúc đẩy truyền thông có những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, internet cũng đã tạo ra rất nhiều phương thức truyền tin khác nhau như: facebook, zalo, tiktok... Với mỗi phương thức truyền tin này lại hình thành nên một nghề nghiệp riêng cho ngành truyền thông. Chính vì thế, rất nhiều công việc mới trong ngành truyền thông sinh ra như: Truyền thông mạng xã hội, thương mại điện tử, quản trị truyền thông fanpage, truyền thông báo chí online.
Chị N.T.T (Sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông, Đại học Khoa học Huế) chia sẻ: “Truyền thông là một ngành học mình đã mơ ước và theo đuổi từ lâu. Bản thân là một người hướng ngoại nên mình rất thích được giao tiếp với khách hàng, tham gia những dự án truyền thông mang nhiều giá trí tích cực cho xã hội”. Gần đây, chúng ta không còn quá xa lạ với cụm từ “Gen Z” (chỉ những người được sinh ra trong giai đoạn 1997 - 2012). Thế hệ này lớn lên với sự bùng nổ của kỹ thuật số, mạng xã hội, internet hay thiết bị di động mạnh mẽ nhất. Với những lợi thế năng động, sáng tạo, cởi mở và luôn cập nhật những xu thế mới của thế giới. Ngành truyền thông như “mảnh đất vàng” cho sinh viên được phát triển bản thân cũng như tìm kiếm việc làm.
Không giống như những thế hệ trước đây, thay vì chọn một công việc văn phòng, công sở ngồi 8 tiếng/ngày với hàng loạt giấy tờ khô khan và mức lương cơ bản thấp, cứ đều đặn sáng đi chiều về, các bạn trẻ chọn làm chủ thời gian, thỏa sức sáng tạo những ấn phẩm mang đậm dấu ấn bản thân thông qua những thước phim, hình ảnh, câu chuyện... mang lại những giá trị tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội. Đó chính là công việc của truyền thông hiện đại.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ sẽ có thể làm việc với các nhãn hàng lớn, người có ảnh hưởng trong xã hội (KOL). Những bạn có vốn ngoại ngữ tốt còn có thể làm việc với những tổ chức, công ty nước ngoài uy tín. Mức thu nhập đáng mơ ước tương xứng với năng lực cũng là những điều thu hút các bạn trẻ đến với ngành truyền thông