Hơn ba ngàn hai trăm câu thơ từ xưa được phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp dân chúng. Người ta đọc Kiều, hát Kiều, đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều… Những người đọc và thuộc Kiều đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp xã hội, người có học và cả người không biết chữ chỉ thuộc làu làu qua truyền miệng, đến ông vua Tự Đức - người rất tự hào hay chữ cũng mê Kiều. Ngần ấy câu thơ của truyện Kiều như có cuộc sống riêng ngoài đời vì có thể bất kỳ tâm trạng “hỉ, nộ, ái, ố” nào của con người cũng có thể ứng với một, hai câu Kiều để biểu lộ, để ngẫm ngợi, giải tỏa, biện minh, đồng cảm... Trong một thời gian dài, truyện Kiều với những giá trị mà tác giả truyền tải đã xâm nhập vào những hành vi ứng xử của mọi người trong đời sống. Truyện Kiều, nếu nói không ngoa có thể được ví như “cẩm nang” lễ nghĩa, văn hóa ứng xử trong xã hội xưa của người Việt. Truyện Kiều gần giống như ca dao, tục ngữ của văn chương bình dân, có những câu trong Kiều đã trở thành chân lý hay có tính “minh triết” trong tư duy quần chúng. Trong cõi nhân gian đầy những bon chen toan tính tư lợi này, con người muốn sống được phải biết lựa chọn cho đúng như: yêu ai ghét ai, dè bỉu hay hâm mộ ai, thương xót hay căm hận loại người hay hành vi nào, những điều đó rõ mồn một trong dẫn giải của tác giả qua cách thức siêu việt bằng nghệ thuật tác phẩm. Kết quả tuyệt vời ấy là làm người đọc Kiều, thuộc Kiều sẽ tiếp nhận đạo đức luân thường của cuộc sống một cách tự nhiên như sự thẩm thấu. Biết truyện Kiều, học truyện Kiều để rồi có thể mê Kiều, thuộc truyện Kiều... con người trở nên “NGƯỜI” hơn, văn hóa hơn.
![]() |
Những câu hát phường vải Nghệ An xưa có thể là minh chứng rõ rệt về vị trí của truyện Kiều trong tâm thức dân gian; Điều đó đã góp phần tạo nên sự ứng xử hay gọi là Lễ giữa người và người có tính văn hóa, lịch thiệp tế nhị mà rất thanh nhã của thanh niên nam nữ thuở ấy. Hãy coi một bài hát đối tiêu biểu:
Bên nữ đố:
Bên nam đáp:
Nữ đố:
Namđáp:
Đố:
Ông cha ta đã thuộc Kiều như thế đấy. Nhưng hình như lứa trẻ ngày nay không còn được bú mớm nguồn sữa văn hóa như vậy nữa, xu hướng coi thường truyện Kiều tuy không nói ra; cách học Văn ở trường phổ thông chỉ để mà thi để đạt điểm đỗ và còn hơn thế, dư luận lấy làm lạ hình như các cuộc thi kiến thức và đố vui mà các đài phát thanh, truyền hình đều không có hoặc giả quá ít có các câu hỏi về kiến thức truyện Kiều. Truyện Kiều thật hay về mặt văn chương nghệ thuật và có tính giáo dục ở nhiều phương diện nhưng cái ý nghĩa mà người viết bài muốn đề cập ở đây chính là: truyện Kiều có tác dụng rất lớn khi chuyên chở trong nó một nền tảng ý thức nhân văn và luân lý đạo đức của người dân Việt một cách tự nhiên và sâu sắc.
Nguyễn Đại Thắng