Truyền hình trực tuyến về luật chống bạo hành nhân viên y tế

TS. Nguyễn Huy Quang

TS. Nguyễn Huy Quang

Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)

25-10-2017 07:00 | Sức khỏe TV

SKĐS - Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi truyền hình trực tuyến về việc cần thiết phải ban hành Luật chống bạo hành nhân viên y tế. Chương trình được truyền hình trực tuyến vào lúc 19h00, thứ Năm, ngày 22/6/2017. Toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được phát trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Mời các bạn theo dõi video chương trình:

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu về chống bạo hành nhân viên y tế, ngày 19/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý BỔ SUNG ĐIỀU 134 VỀ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG KHI HÀNH HUNG NGƯỜI ĐANG 'CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO MÌNH'. Việc thông qua bố sung điều luật này đã nhận  được sự ủng hộ của dư luận, đặc biệt là những người làm nghề y.  Đây sẽ là cơ sở, là khung pháp lý đầu tiên giúp cho những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực y tế cảm thấy được bảo vệ, được có một môi trường làm việc an toàn.

Theo thống kê của Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tính từ năm 2010 đến nay, cả nước ghi nhận có ít nhất 20 vụ việc điển hình về mất an ninh trật tự ở bệnh viện.  Các vụ việc chủ yếu xảy ra chủ yếu ở tuyến tỉnh chiếm 60%, tuyến trung ương  chiếm 20%. Đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ chiếm 70%, điều dưỡng 15%. Có đến 90% các vụ việc  xảy ra trong khuôn viên bệnh trong khi các thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%). 30% số vụ việc là xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh.

Ngày 22/5/2015, BS Phạm Văn Kiên, 30 tuổi bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đang khâu vết thương cho nạn nhân bị chém, bị chính tên côn đồ này chém đứt 3 ngón tay.

Ngày 16/4/2017, bác sĩ Lê Quang Dương, Bệnh viện đa khoa Thạch Thất, Hà Nội bị người nhà bệnh nhân dùng cốc thủy tinh đánh vào đầu gây chảy máu khi bác sĩ đang xem xét hồ sơ để chuyển viện cho bệnh nhân. Bác sĩ bị ngất tại chỗ và phải nhập viện theo dõi chấn thương sọ não.

Ngày 3/5/2017, Phạm Lê Tùng, sinh viên năm 3, Đại học Y Dược Thái Nguyên đang trực lâm sàng bị người nhà người bệnh hành hung tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Ngày 7/5/2017, hơn 20 đối tượng đem hung khí đến khống chế bác sĩ và nhân viên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tấn công một người bệnh vừa được đưa vào đây cấp cứu.

Cũng ngày 7/5/2017, tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) bọn côn đồ mang theo súng, bắn thẳng vào một bảo vệ BV, viên đạn sượt qua đầu anh ấy và xuyên thủng kính một chiếc ô tô đỗ gần đó.

Chiều ngày 17/6/2017, BS Vinh, làm tại khoa Đông y, BV Thể thao Việt nam, bị 2 đối tượng hành hung từ ngoài cổng vào trong bệnh viện, bắt bác sĩ quỳ xuống xin lỗi.

Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó chủ nhiệm bộ môn tim mạch, Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.


Nhằm cung cấp cho bạn đọc hiểu hơn về thực trạng của nạn bạo hành nhân viên y tế  và góp thêm tiếng nói  phòng chống nạn bạo hành y tế,  Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi trao đổi  với các khách mời là PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang - Giảng viên, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội; Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV Đại học Y Hà Nội.

TS Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Dẫn chương trình: MC Anh Thư

Buổi tọa đàm sẽ được truyền hình trực tuyến trên Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn), trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khỏe&Đời sống bắt đầu từ: 19h00 thứ Năm, ngày 22/6/2017.

Trước đó, ngày 24/5/2017, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã có bài phát biểu trước Quốc hội nhằm đề nghị xem xét, thảo luận việc ban hành luật về phòng chống bạo hành nhân viên y tế và huỷ hoại tài sản ở các cơ sở dịch vụ y tế, hoặc chí ít có một điều luật nằm trong bộ luật hình sự đang chỉnh sửa.

Mời bạn đọc xem toàn văn bài phát biểu tại đây!
Và bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tại đây!
Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
Hải Yến
Ý kiến của bạn