Mời độc giả theo dõi video chương trình
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới với quan điểm chỉ đạo: tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; 70% số phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% số trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất...
Theo khuyến cáo, các cặp đôi trước khi kết hôn nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu 3-6 tháng để có sức khỏe tốt, có nhiều thời gian chuẩn bị chào đón một thiên thần khỏe mạnh. Mục đích của khám sức khỏe tiền hôn nhân là để xác định rõ hơn nhưng nguy cơ có thể xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai. Phát hiện những nguy cơ này ngay từ đầu là yếu tố quan trọng để bác sĩ đưa ra biện pháp phòng tránh, điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, thông qua khám sức khỏe tiền hôn nhân còn là bí quyết giúp các cặp vợ chồng thêm thấu hiểu, tin tưởng và chia sẻ, để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình thêm gắn kết, vững bền.
Vậy hiện nay, danh mục tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những loại bệnh nào, điều kiện về y tế để triển khai khám sức khỏe tiền hôn nhân đáp ứng đến đâu?
Nhằm giúp quý vị, đặc biệt là các bạn trẻ đang có kế hoạch kết hôn có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề này, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống - Suckhoedoisong.vn phối hợp với Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề "Các bệnh cần đưa vào khám sức khỏe tiền hôn nhân".
Khách mời tham gia chương trình:
- PGS.TS Trần Đức Phấn - Chủ tịch Hội Di truyền y học Việt Nam
- TS.BS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng
- Ông Đinh Ngọc Văn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thái Nguyên