Hà Nội

Truyền hình trực tuyến: "Bệnh thận mạn nên ăn gì?"

SKĐS – Tại Việt Nam, ước tính có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mạn tính, chiếm 10,1% dân số. Trong đó, số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo là khoảng 800.000 người.

Mời quý vị và các bạn theo dõi video chương trình

Truyền hình trực tuyến: "Bệnh thận mạn nên ăn gì?"- Ảnh 1.

Hiện nay, số bệnh nhân cần điều trị thay thế thận đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Tử vong do bệnh thận mạn đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam.

Tại nước ta, tình trạng người trẻ tuổi đã bị hỏng thận hiện không hiếm gặp. Trong khoảng 5 năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ tăng lên khoảng 5 - 10%, gây gánh nặng cho y tế, gia đình và xã hội.

Đây là một con số đáng báo động bởi những hệ lụy về sức khỏe, tinh thần và cả những thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn do bệnh thận mạn gây ra.

Theo các chuyên gia, bệnh thận mạn tính khiến thận suy giảm chức năng, không lọc bỏ hết các chất độc để thải ra ngoài cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thận được xác định do biến chứng của bệnh: huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, do sử dụng một số loại thuốc như lithium và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Đa số bệnh nhân viêm thận mạn có các bệnh đồng mắc và tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như suy tim, suy thận và tử vong.

Bệnh thận mạn tính giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng hoặc có biểu hiện mơ hồ. Bệnh thường được phát hiện khi khám sức khỏe thông qua làm một số xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh thận, đặc biệt người già. Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên theo thời gian. Trường hợp bệnh nặng, thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Nhưng với tiến bộ y học và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh thận vẫn có cuộc sống bình thường. Chế độ dinh dưỡng tốt cho thận sẽ giúp thận khỏe hơn, làm chậm quá trình oxy hóa và tiến triển của bệnh.

Để giúp độc giả hiểu rõ về căn bệnh suy thận mạn cũng như dinh dưỡng cho bệnh nhân thận mạn, theo đó, người mắc bệnh thận nên ăn những loại thực phẩm nào? Kiêng gì? Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn như thế nào để làm chậm tiến triển? Báo Sức khỏe và Đời sống thực hiện chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề "Bệnh thận mạn nên ăn gì?". Chương trình diễn ra vào hồi 13h, thứ Sáu, ngày 01/12/2023.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành thận học và dinh dưỡng sẽ mang đến quý vị những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh suy thận mạn cùng những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng cho bệnh nhân thận mạn, những người có nguy cơ mắc bệnh và cả những người khỏe mạnh bình thường. Gồm các khách mời sau:

1. TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy.

2. TS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo – Trưởng khoa Nội Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Giảng viên chính Bộ môn Tổng quát Trường Đại học Y Dược TP.HCM.

3. BSCKII Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

Chương trình được phát trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube, Fanpage và Tiktok của báo Sức khỏe & Đời sống.

Khách mời tham gia chương trình:

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Trưởng khoa Thận nhân tạo BV Chợ Rẫy

Truyền hình trực tuyến: "Bệnh thận mạn nên ăn gì?"- Ảnh 2.

TS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo – Trưởng khoa Nội Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Giảng viên chính Bộ môn Tổng quát Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Truyền hình trực tuyến: "Bệnh thận mạn nên ăn gì?"- Ảnh 3.

BSCKII Trần Thị Kim Chi, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Truyền hình trực tuyến: "Bệnh thận mạn nên ăn gì?"- Ảnh 4.

MC Vũ Mạnh Cường

Truyền hình trực tuyến: "Bệnh thận mạn nên ăn gì?"- Ảnh 5.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn theo địa chỉ:

Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

Hoặc gọi theo số 0933138115 để đặt câu hỏi với các chuyên gia trong thời gian diễn ra chương trình.

Báo điện tử Sức khỏe &Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS.BS Nguyễn Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy; TS.BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo – Trưởng khoa Nội Thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dượ TP.HCM, Giảng viên chính Bộ môn Tổng quát Trường Đại học Y Dược TP.HCM; BSCKII Trần Thị Kim Chi - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và MC Vũ Mạnh Cường.

Xin trân trọng cảm ơn nhãn hàng FRESENIUS KABI đã đồng hành cùng chương trình!

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
PV
Ý kiến của bạn