Truyền hình trực tuyến: Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe dịp Tết
Mời các bạn theo dõi chương trình
Tết đã đến rất gần, đây cũng là lúc mọi người đang vô cùng náo nức chuẩn bị đón Tết. Vào ngày này, do mải vui xuân, nhịp sống thường ngày của chúng ta bị đảo lộn, vui chơi và ăn uống thiếu điều độ, lại là lúc có nhiều thay đổi về thời tiết khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa.
Vào dịp Tết, nhiều người thường ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích …. là những nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Dùng các loại thực phẩm kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn cũng dẫn tới nguy cơ bị ngộ độc. Bên cạnh đó, những người vốn có sẵn bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày tá tràng, hay các bệnh về gan …. có nguy cơ bệnh bùng phát trở lại, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vậy làm thế nào khi bị đầy hơi, trướng bụng? Xử lý ra sao khi bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn? Làm sao để vừa có một cái Tết vui vừa bảo vệ được sức khỏe của hệ tiêu hóa, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ, người già, hoặc những người vốn đang mắc các bệnh đường tiêu hóa… Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về cách bảo vệ hệ tiêu hóa trong dịp Tết, hướng dẫn cho bạn đọc cách xử trí khi gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời giải đáp những thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề này, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống -suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn Truyền hình trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe dịp Tết”.
Khách mời tham gia chương trình gồm:
TS BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Ương
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Dẫn chương trình: Việt Tú
Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ & Đời sống bắt đầu từ 14h30, thứ Tư, ngày 7/2/2018.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:
Email: bandientuskds@gmail.com
Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình
Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.
Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.
Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn TS BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai; PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung Ương; PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nhận lời tham gia chương trình.
Trân trọng cám ơn nhãn hàng Probiotic đã đồng hành cùng chương trình!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Probiotic 55 Billion Mỗi viên chứa 55 tỉ lợi khuẩn từ 10 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, Lactobacillus kết hợp với Prebiotic Công dụng: Bổ sung lợi khuẩn giúp tái thiết lập cân bằng bệ vi sinh đường ruột Giúp tiêu hóa, hạn chế táo bón Giúp hấp thu thức ăn tốt hơn Giúp chuyển hóa lactose Đối tượng sử dụng: Người bị tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu Người viêm đại tràng, táo bón Hấp thu dinh dưỡng kém Rối loạn tiêu hóa sau điều trị kháng sinh, cũng như hóa trị liệu Hoặc rối loạn tiêu hóa do rượu bia Sản phẩm đạt các chứng nhận Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ bởi Trace Minerals Research® Theo tiêu chuẩn cGMP, GRAS, TruLabel™ Phân phối bởi công ty TNHH Công Nghệ Hữu Thắng 1039 Lũy Bán Bích, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP.HCM ĐT: 028 6267 5790 | 093 8988 602 |
Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến
Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.
Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.
Câu hỏi tương tác 1:
Cách nào dưới đây không giải quyết được tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu?
A. Sau bữa ăn nên đi nằm nghỉ
B. Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm
C. Không uống rượu, bia, các loại nước giải khát có gas
D. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn các thực phẩm ôi thiu, để lâu ngày.
Đáp án đúng là A
Chúc mừng độc giả có facebook là Ngoc Diep Nguyen đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !
Câu hỏi tương tác 2:
Vì sao chúng ta nên sử dụng Men vi sinh đa chủng?
A. Đa chủng sẽ có hiệu quả tốt hơn so với 1 chủng probiotic duy nhất
B. Các chủng khác nhau có tác dụng khác nhau
C. Mỗi khoang ruột cần 1 loại Probiotic khác nhau, nên bổ sung đa chủng để bảo vệ toàn hệ tiêu hóa
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là D
Chúc mừng độc giả có facebook là Huyen Pham đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !
Hải Yến

Với kiểu ăn uống không ra bữa và chất lượng bữa thay đổi gây nên một loạt gọi chung là rối loạn tiêu hóa ở người lớn và chia ra rất nhiều loại, các bệnh mạn tính đang âm thầm tiến triển thì nó tiến triển bộc phát ra, hay gặp nhất là vấn đề cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu đến thời điểm này tiến triển do vấn đề ăn uống, đường máu tăng lên, mỡ máu cũng vậy, những bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày... chưa kể thêm rượu bia sử dụng trong dịp này nhiều.
TS.BS Vũ Trường Khanh bổ sung: Bình thường người khỏe mạnh ăn vào thấy dễ chịu, thậm chí còn có cảm giác khoan khoái. Còn những người sau khi ăn vào có cảm giác ấm ách, căng suốt sau ăn hoặc xuất hện thêm triệu chứng đau, ợ hơi, ợ chua, rối loạn đi ngoài, phân lỏng... triệu chứng báo hiệu hệ tiêu hóa có vấn đề hoặc cũng có thể trên nền có vấn đề trước, ăn uống cộng thêm vào.

Trong dịp tết khi thăm hỏi chúc nhau thường có uống chén rượu chúc mừng và nhiều ngày như vậy thì lượng rất nhiều, mỗi ngày có khi vài chục chén. Một lời khuyên của chúng tôi là phải chọn loại rượu có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh tạp chất gây hại sức khỏe và không nên uống nhiều, cả ngày như vậy theo tửu lượng mỗi người chúng ta uống vừa phải. Uống xong cần uống cốc nước lọc để đảo thải nhanh hơn, cần ăn chút gì để có tinh bột, chất đạm để quá trình hấp thu của rượu chậm lại đỡ say hơn, nếu để bụng đói, cồn cào thì sẽ hấp thu nhanh dễ say, ăn thêm một vài hoa quả như bưởi, cam làm kèm hãm quá trình hấp thu rượu. Cũng có thể uống một vài loại nước mát gan, thải độc của đông y VD: nước rau.
TS.BS Vũ Trường Khanh bổ sung: Bình thường người khỏe mạnh sau dịp Tết mà chúng ta có uống quá một chút thì sau đó cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân nghiện rượu đã bị xơ gan, viêm gan rồi thì vào dịp Tết này họ dễ bị uống lại và chỉ cần một chén rượu, bia sẽ bị nghiện lại. Đây là điều rất nguy hiểm, kể cả chọn loại bia rượu tốt nếu sử dụng liều lượng lớn vẫn rất có hại. Bình thường trong rượu ethanol không gây tổn thương gan nếu lượng không quá nhiều. Nhưng phần lớn ethanol qua gan chuyển hóa thành Acetaldehyde đây chính là chất gây độc kể cả rượu được sản xuất trên dây chuyền của nhà máy. Điều này lý giải lý do tại sao kể cả uống rượu vang hay wishky bia dài kéo dài vẫn gây xơ gan giống như nhau. Trước kia người ta cứ nói rằng rượu của chúng ta tự nấu có nhiều andehit chỉ độc cấp tính nhưng lâu dài thì tất cả ethanol chuyển hóa đều gây độc do đó người ta cho rằng chuyển sang uống rượu vang đỡ độc hơn nhưng nếu một ngày mà lượng uống nhiều thì lượng cồn vào vẫn nhiều dù rượu vang chỉ từ 10-12o độ cồn, nếu uống 500-600ml thì cũng vậy. Nếu theo quy định FDA nếu một ngày uống dưới 3 lon bia thì chưa gây ra tổn thương gan, nếu uống quá thì nguy cơ sẽ tăng. Chúng ta phải ý thức được vì tất cả đều sẽ quy ra độ cồn nên khi sử dụng cần lưu ý liều lượng.
Phần lớn bệnh nhân xơ gan nặng chuyển vào còn tình trạng nhẹ thì ở các bệnh viện khác còn khi chuyển vào khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai thì tình trạng xuất huyết tiêu hóa ồ ạt. Trong xơ gan nó tăng áp lực tĩnh mạch cửa, có những người đã bỏ rượu 5-7 tháng nhưng vào dịp Tết khi chúc Tết họ uống vào thì sẽ có nguy cơ ngay.

Qua các thông số xét nghiệm thì thấy hai chỉ số về men gan tăng, các tế bào gan đang bị phá vỡ làm cho tăng men gan. Người bác sĩ phải tìm hiểu xem lý do gì tăng men gan, do rượu, do kháng sinh hay bị ngộ độc hoặc là do nhiễm virut trong nhóm viêm gan B... bác sĩ cần có thái độ xử lý kịp thời, các chỉ số khác như mỡ máu kèm theo không tăng nhiều, chỉ số HDL mỡ tốt, LDL xấu vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Như vậy nổi bật của bạn là men gan tăng còn gan nhiễm mỡ thì cần có thêm hình ảnh siêu âm ổ bụng thì các bác sĩ sẽ thấy đậm độ gan thì bác sĩ sẽ kết luận gan nhiễm mỡ độ I, II... với những nguyên tắc này thì men gan tăng cần có chế độ ăn đễ hỗ trợ cho gan trong giai đoạn cấp thường có chế độ ăn có chất glucid tăng, chất đạm (đạm tốt dễ tiêu hóa), giảm mỡ, các món quay, rán... phải giảm để hỗ trợ cho men gan tăng, mỡ gan. Nên đến khám để điều trị hoặc dùng thêm thực phẩm chức năng cho người nhiễm mỡ gan.
TS.BS Vũ Trường Khanh bổ sung: Đối với người tăng men gan so với giới hạn bình thường thì cần tìm nguyên nhân trước và ở VN thì nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do virut viêm gan B và viêm gan C, ở VN viêm gan B chiếm 8% dân số (9 triệu người), viêm gan virut C: 2 triệu người. Đây là nguyên nhân phải loại trừ, một nguyên nhân nữa là sử dụng rượu, bia. Trước đây chỉ có viêm gan virut B, C, bao giờ cũng chiếm trên 5%, nhưng bây giờ tỷ lệ do rượu hoặc do viêm gan virut B, C phối hợp với rượu tăng xấp xỉ 70% do rượu. Đây là nhóm nguyên nhân để ý, trước đây có nguyên nhân chúng ta không để ý là tổn thương gan thoái hóa mỡ không do rượu gây viêm gan và lâu dần cũng gây viêm gan, xơ gan. Ba nhóm nguyên nhân này phải xác định hàng đầu và các nguyên nhân khác ít gặp hơn và chúng ta loại trừ sau. Dù là nguyên nhân nào thì tăng men gan không sử dụng rượu bia, dù vui trong dịp Tết cũng không được dùng rượu bia.

Khoa Tiêu hoá, BV Bạch Mai vào những tháng trước tết thường gặp 2 bệnh chính là bệnh viêm tuỵ cấp do rượu và xơ gan do rượu gây biến chứng xuất huyết tiêu hoá ồ ạt khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Với đặc trưng khoa chúng tôi thường có bệnh cấp tính, mạn tính còn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hoá không chỉ dịp Tết mà xuất hiện lâu dài.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh: Dịp Tết có nhiều yếu tố thuận lợi cho các bệnh tiêu hoá bùng phát do ăn uống bữa không đều, bữa no quá, bữa ít quá. Thêm vào đó, các món ăn hàng ngày bị đảo lộn, nhiều mỡ, quay, rán, ăn ngọt nhiều, và nhất là bia rượu làm hệ tiêu hoá rối loạn khiến nhiều người mắc các đợt cấp và phải nhập viện.

Bình thường trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn người lớn, nhất là nhóm trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì hệ tiêu hóa của đứa trẻ chưa hoàn toàn trưởng thành. Các men tiêu hóa cũng chưa được cung cấp đầy đủ như người lớn. Như vậy chỉ cần có thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng có thể làm cho bị rối loạn tiêu hóa rồi. Hơn nữa vào dịp Tết đến xuân về, với chương trình rất dày đặc của cha mẹ, đi chơi, đi chúc Tết cũng làm thay đổi khẩu phần ăn. Thức ăn có thể lạ so với trước đó làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Bánh kẹo, mứt ăn nhiều hơn làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Những bệnh này liên quan đến chức năng, nên không phải chỉ đến ngày Tết mới có những triệu chứng rầm rộ. Ví dụ bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khi ăn quá nhiều cũng gây trào ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến cảm giác nóng rát sau xương ức gây khó chịu; hoặc uống nước có ga sẽ sinh hơi hoặc ăn các gia vị làm bệnh tăng lên.
Bệnh hội chứng ruột kích thích, hay bệnh đại tràng khi ăn thức ăn lên men nhiều cũng gây khó chịu cho người bệnh. Cho nên người dân cần tiết chế trong ăn uống, đừng ăn quá nhiều đến mức không thể chịu được.
Ngày Tết ăn uống, đi lại nhiều cũng là yếu tố gây nhiều triệu chứng khó chịu ở những người mắc bệnh này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh: Như TS. Khanh nói, chúng tôi khuyến nghị bệnh nhân hạn chế nhóm kích thích như cay chua, thực phẩm lên men, rượu bia… Nên ăn món mềm, dễ tiêu, không ăn món cứng quá, nhiều xơ quá. Cần ăn đúng bữa, đừng để đói quá dạ dày tiết axit gây đau.
Ngoài ra yếu tố tinh thần cũng quan trọng, tránh stress là nguyên nhân khiến dạ dày co bóp làm bệnh lý nặng thêm.

Sử dụng kháng sinh không đúng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của em bé.
Cách nuôi dưỡng đúng rất quan trọng. Đối với em bé dưới 5 tuổi, vi khuẩn đường ruột phụ thuộc vào cách nuôi dưỡng. Để con có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch tốt, người mẹ cần lưu ý nuôi con bằng sữa mẹ. Khẩu phần ăn (như ăn dặm, bữa ăn) phù hợp với lứa tuổi. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự sử dụng kháng sinh làm ảnh hưởng tới vi khuẩn đường ruột của bé.

Nhân việc bạn có hỏi về viêm dạ dày có tái phát không, thực ra khi nội soi viêm dạ dày không triệu chứng rất cao. Viêm dạ dày cấp tính gây đau thì cần phải điều trị chứ không phải cứ có vết trợt là quá lo lắng. Dạ dày chúng ta co bóp cơ học, không phải cứ soi thấy viêm dạ dày là quá lo lắng.
Đến nay bia rượu chưa được chứng minh gây loét dạ dày, nhưng nó gây tăng tiết axit, nhiều người thấy nóng vùng thượng vị, đau cồn cào hoặc ấm ách, tức bụng.
Một số người mức độ nhạy cảm thấp lại không cảm thấy gì cả. Nếu bạn uống rượu vào mà thấy nóng thì có sự tăng tiết axit, bạn cần hạn chế, uống lượng nhỏ hoặc nồng độ thấp. Nếu uống wisky thì cần uống thêm nước để pha loãng đi.
Khi tiết axit, cơ thể đói thì ăn vào sẽ dễ chịu hơn, không nên ăn no nhưng cũng đừng để đói.

Men tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra để tiêu đạm, tiêu đường, tiêu mỡ. Có các sản phẩm men tiêu hóa để hỗ trợ người gặp vấn đề về tiêu hóa, kém hấp thu, hoặc bị suy một cơ quan tiêu hóa nào của cơ thể chẳng hạn, chẳng hạn viêm tụy mãn tính. Trong trường hợp đó bác sĩ sẽ đề nghị bổ sung thêm những men đó để giúp cho tiêu hóa của cơ thể tốt hơn. Tự dưng mà chúng ta bổ sung sẽ hoàn toàn không tốt cho cơ thể chúng ta.
Men vi sinh là những vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể đủ sẽ tốt cho cơ thể chúng ta. Có nguồn gốc từ các loại vi khuẩn hoặc từ các loại men. Thông thường, men tiêu hóa hay men vi sinh nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, để chọn loại tốt cho cơ thể. Nếu men vi sinh chọn chủng vi khuẩn nào tốt cho cơ thể, vào trong cơ thể dạng bào chế của nó bảo quản được. Khi vào cơ thể, vi khuẩn có lợi phải nhân lên, phải bám dính vào đường tiêu hóa và có tương tác với vi sinh vật trong đường tiêu hóa của chúng ta để phát huy tác dụng. Chứ chúng ta không thể tự động sử dụng mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Bộ máy tiêu hóa tốt khi ăn vào thấy dễ chịu thoải mái, ba bữa chính có thể ăn thêm bữa phụ và chúng ta cố gắng như vậy. Bữa sáng ăn ngang bữa trưa và bữa tối ăn ít đi. Nếu ăn nhiều dạ dày chứa nhiều sẽ bị căng bụng thì vấn đề rối loạn tiêu hóa tăng lên. Tết không nên ăn nhiều quá và ăn món ăn dễ tiêu, nếu món nhiều chất đạm, béo thì phải tiêu hóa lâu. Bữa ăn nhẹ nhàng ít chất béo như gạo, rau thì sẽ giúp tiêu hóa nhanh. Những món ăn đường nhiều như bánh kẹo, món lạnh để tủ lạnh cũng làm cho khó tiêu hóa. Còn về dùng thuốc thì không giúp nhiều chế độ ăn của chúng ta.
TS.BS Vũ Trường Khanh bổ sung: Thực phẩm nhiều chất béo sẽ lâu tiêu và khó tiêu do đó nếu ăn nhiều phải chọn lọc thức ăn dễ tiêu hóa. Muốn tiêu hóa nhanh cần tăng cường vận động để giúp cho vấn đề tiêu hóa.

Nhiễm vi khuẩn HP là điều thường gặp ở người Việt Nam chúng ta. Có điều tra trên phạm vi rộng, ước tính tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở người lớn tại Việt Nam là khoảng 70-80%; ở trẻ em có nhiều nghiên cứu đánh giá tỷ lệ dao động khoảng 30-50% tùy độ tuổi và theo từng vùng miền.
Vai trò của nhiễm HP đối với dạ dày tá tràng như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hay ung thư dạ dày tá tràng cũng đang là vấn đề và đã được thế giới chứng minh từ rất lâu rồi.
Việc bạn đang bị viêm dạ dày và còn nhiễm HP, bạn lo lắng là liệu có thể lây sang con không? Nhiễm HP là lây nhiễm rất mạnh cho gia đình qua ăn uống, nước bọt, qua dụng cụ có thể chia sẻ trong gia đình. Việc có thể lây là có thể xảy ra.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy trẻ em bị nhiễm HP lây cho trẻ em hoặc người mẹ lây HP cho con mình, tỷ lệ cũng dao động khoảng từ 60-80%, như vậy là nguy cơ lây nhiễm là có.
Còn có cần phải làm xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm HP không thì thực ra tự nhiên ta đi làm xét nghiệm chẩn đoán HP trên một cơ thể không hề có triệu chứng thì việc ta làm chẩn đoán không có nhiều ý nghĩa bởi chúng ta có thể nhiễm HP nhưng chúng ta không bị bệnh. Trong điều kiện thuận lợi nào đấy chúng ta mới có thể mắc bệnh thôi chứ không phải tất cả những người nhiễm HP đều có thể bị bệnh.
Với em bé 22 tháng tuổi, để làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HP có thể làm được. Ví dụ, tại Bệnh viện Nhi TW, có thể phát hiện kháng nguyên trong phân để xác định em bé có bị nhiễm khuẩn HP hay không. Việc có điều trị diệt HP hay không lại phụ thuộc vào cơ thể đấy có các bệnh liên quan đến nó hay không để điều trị. Còn nếu phát hiện thấy nhiễm HP cũng không điều trị. Vì vậy, việc chị quá lo lắng xem con mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không thực sự là không cần thiết, mà điều quan trọng nhất là làm thế nào để mình không lây sang con mình.

Về trường hợp của bác thì viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng kích thích về nguyên tắc ăn uống gần giống nhau phải kiêng khem. Những thứ hạn chế phải tuân theo chế độ viêm dạ dày, kiêng chất kích thích: cay, chua, rượu, bia.... thức ăn gây co bóp nhiều, thức ăn rán, ứ đọng trong dạ dày. Về đại tràng kích thích chú ý thêm về gia vị gây kích thích, thức ăn sinh hơi, mỡ, rượu, bia. Bệnh nhân cần biết thức ăn nào hay bị để tránh VD như sữa, hải sản... những món như rau sống là không tốt...

Ngộ độc thực phẩm có nhiều diễn biến khác nhau. Có bệnh nhân nhẹ nhàng: đầy bụng khó tiêu, nôn, tiêu chảy. Có trường hợp nặng mất nước, mất điện giải do nôn, tiêu chảy. Hoặc bản thân nhiễm độc tố đấy có dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng em bé. Khi bị ngộ độc, có cách làm trẻ nôn ra hoặc đại tiện để tống thức ăn nghi ngộ độc ra ngoài nhanh.
Phải bù lại nước bị mất do nôn hay tiêu chảy. Tùy theo mức độ mất nước bù nước đường uống (oresol) hoặc đường truyền do bác sĩ chỉ định. Phải đến bệnh viện khi bé nôn quá nhiều, tiêu chảy nhiều, mất nước nhiều như khóc ít nước mắt hơn, đi tiểu ít hơn, triệu chứng khát nước nhiều hơn hoặc đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá được những dấu hiệu mất nước khác tùy độ tuổi. Ví dụ em bé còn thóp thì có thể thóp trũng, mắt trũng hoặc có thể đánh giá được qua các dấu hiệu của huyết tố da.
Ngộ độc thực phẩm nặng gây ảnh hưởng tới thể trạng của em bé như mệt lả, ngủ nhiều hơn, bắt buộc phải đến bệnh viện sớm hơn để có đánh giá kịp thời cho em bé.
Đối với ngộ độc thực phẩm không nên điều trị tại nhà, với người lớn có thể trì hoãn được nhưng đối với trẻ không thể tiên lượng được trước diễn biến. Vì mình không rõ chỉ do thực phẩm hay do thuốc hoặc hóa chất khác các bé nuốt phải khi nghịch ngợm.
TS.BS Vũ Trường Khang bổ sung (MC: Xin hỏi bác sĩ, với cấp cứu ngộ độc tiêu hóa ở người lớn xử lý có giống trẻ em không?)
Ngộ độc do vi sinh vật phần lớn kéo dài thời gian, phải mất thời gian dài nên không gây nôn ra được, cơ thể hấp thu rồi, khi đó phải điều trị kháng sinh, đến cơ sở y tế.
Ngộ độc chất vô cơ biểu hiện sớm, khi ăn vào 1-2 giờ sau đau bụng, tiêu chảy. Khi đó áp dụng gây nôn, tiêu chảy chủ động. Nếu muộn 2-4 giờ sau phương pháp ngăn chặn đầu vào không còn hiệu quả. Lúc đó chỉ điều trị hậu quả của nó thôi.

Ở những phụ nữ có thai thì triệu chứng trào ngược rất hay gặp, thai phụ thường gặp các triệu chứng nóng rát vùng sau xương ức, ợ chua nhiều…
Ban đầu có thể dùng các thuốc trung hoà axit. Sau 8 tuần đầu, các thuốc bài tiết ức chế axit phần lớn dùng được cho phụ nữ có thai. Nếu các triệu chứng không rầm rộ thì nên dùng thuốc trung hoà axit trước, rồi mới đến thuốc bài tiết ức chế axit. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, thai phụ cũng có thể nội soi dạ dày, vấn đề này không ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng tôi cũng thường làm cho các ca bệnh không đáp ứng điều trị hoặc có các biến chứng khác, vẫn an toàn cho mẹ và con.
Chế độ ăn cần điều chỉnh, bạn nên ăn dày bữa hơn không nên để bữa quá xa nhau.
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh: Tôi thấy người mẹ có thai cần nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo mẹ và con phát triển nhưng bạn gặp vấn đề trên thì cần chia nhiều bữa, tính toán cẩn thận theo dõi sự phát triển thai nhi. Bạn cần đến bác sĩ dinh dưỡng để tránh thai nhi rơi vào tình trạng kém phát triển, nên ăn soup, thức ăn nghiền… có thể dùng thêm thuốc bổ, vitamin, chất khoáng như sắt, folic, B12, kẽm…

Đau bụng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt 6 tuổi trở lên. Chị không nói rõ về các triệu chứng đau bụng. Đau bụng quanh rốn, gần bữa ăn hoặc xa bữa ăn, kèm theo triệu chứng đầy bụng, nôn, ợ hơi, ợ chua thì trong nhóm viêm dạ dày tá tràng rất hay gặp ở lứa tuổi này. Cần đi thăm khám bác sĩ cũng như có chỉ định siêu âm bụng, nội soi dạ dày để phát hiện và điều trị kịp thời cho em bé.
Tuy nhiên có một nhóm trẻ ở độ tuổi này chỉ có triệu chứng đau bụng đơn độc thôi, không kèm theo dấu hiệu gì nữa thì bác sĩ còn xem bé có bị táo bón không? Vì các cháu táo bón cũng bị đau bụng.
Nhóm cuối cùng liên quan đến bệnh lý tâm thể, thần kinh tâm thần. Nếu đau bụng tái đi tái lại, tần suất nhiều, bác sĩ cần khám đánh giá để loại trừ đau bụng do thể bụng hay đau bụng chức năng trên em bé độ tuổi này. Do chị không nói rõ đau bụng bao lâu, cũng như triệu chứng kèm theo thể nào nên rất khó để xác định rõ. Vì vậy cần cho bé đi khám để xác định rõ, làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bé.
-
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt HàTrưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó chủ nhiệm bộ môn Nhi Đại học Y Hà NộiĐặt câu hỏi
-
-
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Truyền hình trực tuyến ca rò động mạch vành rất lớn
Truyền hình trực tuyến: Tăng cường miễn dịch bảo vệ hệ hô hấp của trẻ mùa lạnh
Truyền hình trực tuyến: Khắc phục chứng rối loạn nhịp tim
Truyền hình trực tuyến: Chung kết U23 Việt Nam-Uzbekistan
Truyền hình trực tuyến: Giúp bé ngon miệng khi ăn dặm và đi nhà trẻ
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Cách chữa mụn hạt cơm
- Học cách giữ gìn sức khỏe của người Nhật
Nam thu (namthubi@gmail.com)
Han Thu (hanthubinh@gmail.com)
Hai Dong (huntervai.com.vn@gmail.com)
Ha Vy (hoanghuongtra93@gmail.com)
Bình (binhbomht@gmail.com)
Xuân (Xucoi99.2012@gmail.com)
Huê (Honghuepham85@gmail.com)
Hoa (Hoangoc88@gmail.com)
Tâm (Tamtit.metitmit@gmail.com)
Hùng (NguyenHung.sale.vng@gmail.com)
Lưu Hà (ha.luu@gmail.com)
Hà Anh (haanh.le@gmail.com)
Minh Tâm (tam,minh@gmail.com)
Nguyễn Thị Quyên (quyen.nguyen@gmail.com)
Mai (thegioixedien189nhon@gmail.com)
hòa (hoaphamthi9x@gmail.com)
Lộc (vudinhloc15121990@gmail.com)
Thành (phamcongthanh1960@gmail.com)
trang (phanhuyentrang91@gmail.com)