Truyền hình thiếu chính xác khiến dư luận hiểu nhầm về ngành y

25-09-2018 13:04 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người ngại đi khám bệnh vì hàng tá lý do, trong khi đó một số chương trình truyền hình lại sai sự thật khiến nỗi sợ ngành y lớn dần. Đề cập chủ đề trên, tạp chí khoa học trực tuyến Grunge.com (GC) của Mỹ vừa cập nhật một số chương trình truyền hình làm cho sự thật y khoa “sai đi hàng dặm”.

1. Ngộ nhận về máy khử rung tim và thủ thuật CPR

Có nhiều cảnh tim ngừng đập (flatline) được nhà đài đưa lên màn hình khiến dư luận tò mò muốn biết. Đó là cảnh bệnh ngưng tim nhưng  bác sĩ lại nói “không sao” và dùng máy khử rung tim. Bác sĩ ấn những thứ kim loại đáng sợ đó vào ngực bệnh nhân rồi thốt lên  “xong” . Bằng tác dụng của điện để khử rung, tim khởi động lại nhưng toàn bộ câu chuyện không phải vậy, không phải lúc nào nó cũng phát huy tác dụng như mong muốn.

Theo bác sĩ Michael Vagg ở Đại học Y khoa Deakin (USM) Australia, thuật ngữ chính xác về tim ngừng đập như nói ở trên là trạng thái phi nhịp tim. Có nghĩa, tim không hoạt động, không bơm máu, không có hoạt động điện. Nếu không có nhịp tim diễn ra, rất có thể dẫn đến tình trạng tử vong và máy khử rung tim sẽ không giúp con người khắc phục được tình trạng này. Ta hãy xem khi nhịp tim “có thể sốc được” và “không thể sốc được”. Nếu tim đập quá nhanh hoặc quá hỗn loạn, thì sốc tim có tác dụng đưa nó trở về trạng thái nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, việc bắn điện vào cho một trái tim ngừng đập sẽ không có tác dụng gì cả.

Truyền hình thiếu chính xác khiến dư luận hiểu nhầm về ngành yThủ thuật khử rung tim

Theo Viện Tài nguyên Y học Hoa Kỳ (AMRI), việc điều trị đúng cách cho bệnh nhân ngừng tim là dùng thủ thuật CPR (hồi sức tim phổi) và dùng liều epinephrine cứ 3 - 5 phút một lần. Vâng đúng vậy, việc giải cứu này giống như một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút. Và ngay cả với điều trị khẩn cấp, thì cũng chỉ có không quá 2% có thể sống sót. Vì vậy, khi rơi vào tình trạng này không nên quá lạc quan như những gì mà  được mô tả trên truyền hình mà tìm cách sơ cứu và can thiệp đúng cách.

Theo Wikibooks, khử rung tim bắt đầu bằng phơi trần ngực, và loại bỏ các vật kim loại (trang sức, khuyên ngực,...). Trước khi đặt tấm lót máy khử rung tim, hãy cạo lông ngực để tăng tiếp xúc ngực và giảm nguy cơ bỏng. Tuy nhiên, chỉ cạo khi dao cạo có sẵn và không nên trì hoãn khử rung tim quá 20 giây. Sơ cứu viên cũng phải loại bỏ các miếng dán (băng y tế, miếng dán nicotine) trong khi đeo găng tay để đảm bảo những lần giật không phải truyền qua những miếng dán, và nếu không tháo miếng dán nicotine thì sẽ chắc chắn gây hỏa hoạn.

Cùng với máy khử rung tim, thủ thuật CPR (Cardiopulmonary resuscitation) cũng nhiều chuyện đáng bàn, không phải lúc nào cũng tuyệt vời và có tác dụng.  CPR được ví như hiện tượng trứng vỡ, có nghĩa không vỡ hoàn toàn, nếu máy khử rung tim là thất vọng, thì hồi sức tim phổi hay CPR không phải là vô bổ , đáng tiếc trên TV lại quảng cáo là trên cả tuyệt vời khiến nhiều người tin tuyệt đối.Trên TV, CPR dường như có thể cứu được bất cứ ai nhưng theo nghiên cứu được trích dẫn bởi tờ New York Times, chỉ có 40% bệnh nhân nhận CPR sau khi ngừng tim có thể hồi phục được, và dưới 20% bệnh nhân được xuất  viện. Quá trình CPR tự nó phát sinh những phản ứng phụ ngoài mong muốn như nứt xương sườn, tổn thương não, gây cho phổi thâm tím nếu may mắn sống sót. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng  tin CNN, bác sĩ người Mỹ David Newman cho biết ông đã từng chứng kiến một số bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện của mình, và tỉ lệ ra viện, tức khỏi bệnh không quá 1 người/một năm.

Truyền hình thiếu chính xác khiến dư luận hiểu nhầm về ngành yThủ thuật CPR

Với sự thật này, hầu hết những người yêu cầu được qua thủ thuật CPR thì hầu hết khó qua khỏi, nếu không nói là tỉ lệ thành công tương đối thấp. Theo National Public Radio (đài phát thanh phi lợi nhuận của Mỹ), các bác sĩ thường có khuynh hướng nói không với CPR. Còn theo các số liệu thống kê thì họ khá thất vọng, cứ 10 bác sĩ trẻ thì có 9 từ chối CPR. Trong khi các bác sĩ không ưng CPR thì mọi người làm sao tin được, cho dù nó được giới thiệu trên TV theo một cách hấp dẫn dẫn đến “mủi lòng”. Tình trạng ngưng co bóp cơ tim kéo dài ít nhất 60 giây, tạo ra sự vô hiệu quả về tuần hoàn, gọi là suy tuần hoàn - hô hấp cấp, rất cần cấp cứu hồi sức ngay lập tức. Hậu quả, ngưng tim, ngưng hô hấp, tổn thương mô não, do vậy hồi sức phải được làm càng sớm càng tốt. CPR là sự kết hợp giữa việc thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngừng tim. Khi xảy ra tình trạng ngừng tim, tức là trái tim ngừng bơm máu. CPR có thể giúp bơm một lượng máu nhỏ chảy tới tim và não để kéo dài thời gian cho tới khi chức năng tim được phục hồi bình thường.

Các bác sĩ giỏi có thể làm được mọi chuyện huyền thoại

Các bác sĩ trên truyền hình có thể làm được mọi chuyện huyền thoại, mà theo cách gọi của nhà đài họ là những “siêu bác sĩ”, thậm chí có thể làm được cả điều vượt ra ngoài phạm vi của những người chết. Mọi thứ có thể hoàn thành trong một ngày làm việc, như chẩn đoán cho bệnh nhân vào buổi, đấu tranh cho quyền của bệnh nhân vào buổi chiều, thay kim tiêm vào sáng hôm sau, thay cho bệnh nhân khác ống thông, và sau đó thực hiện phẫu thuật cho họ vào ngay đêm hôm đó. Ngoài ra, các “siêu bác sĩ” này còn luôn ở bên cạnh bệnh nhân, có những cuộc trò chuyện dài, tình cảm với họ về sự sống, cái chết trước khi chia tay. Điều này đã được nhà đài tô hồng quá mức, thực tế  thời gian gặp bệnh nhân của các bác sĩ không quá 5 phút, chẳng bao giờ các bác sĩ lại làm việc thay cho y tá, hầu hết các dịch vụ chăm sóc bệnh đều do y tá trực tiếp đảm nhận. Thậm chí y tá còn là người xác định bệnh nhân sống hay chết, công việc này đã tồn tại một cách “cố hữu” ở nhiều nơi trong ngành y mà chưa có tiền lệ “sao đổi ngôi” như TV ca ngợi.

Truyền hình thiếu chính xác khiến dư luận hiểu nhầm về ngành yThủ thuật CPR

Phần lớn những người theo học nghề bác sĩ thường thông minh, họ phải dành khá nhiều thời gian cho tu nghiệp và “hít” kinh nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ không phải lúc nào cùng hoàn hảo bởi họ là con người, sai lầm là lẽ đương nhiên, chưa kể những cạm bẫy của sự thiên vị hay cố ý của người đời vì vậy họ  không giống như các bác sĩ truyền hình, những người thường được ví là có bộ não của người ngoài trái đất, có khả năng chẩn đoán chính xác và sửa chữa mọi chứng bệnh. Đây là điều thường thấy trên TV, khiến nhiều người ngộ nhận họ có thể trả lời mọi câu hỏi liên quan đến sức khỏe.

Thực tế bác sĩ  không muốn nói “tôi không biết” bởi điều đó thật xấu hổ nhưng thực sự họ không biết, không giải thích được. Về cơ bản, họ chỉ nắm chắc điều họ đã được học, thực hành và chữa bệnh hàng ngày nên điều đó là dễ hiểu, ngoại trừ trường hợp né tránh sự thật. Theo tờ New York Times, các bác sĩ là nạn nhân của những thành kiến tương tự như những nghề khác. Nhưng không sao , bởi vì họ là con người, tuy nhiên thần tượng hóa như trên phim ảnh khiến người đời hiểu có thành kiến thiếu thiện cảm với ngành y nói chung và bác sĩ nói riêng.

Việc hiến tạng không đáng sợ như trên TV

Gần đây có khá nhiều chương trình truyền hình y học mô tả việc hiến tặng tạng là  đáng sợ và kỳ quặc. Do vậy, khi nghĩ đến thuật ngữ hiến tạng (organ donation) khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh Dr. Frankenstein khui người từ nghĩa địa lên, cắt bỏ các bộ phận một cách rùng rợn, nhưng thực tế, hiến tạng là một việc thiện, mang tính nhân văn cao cả. Theo LiveOnNY, tổ chức gom nội tạng phi lợi nhuận có trụ sở tại New York (Mỹ), thì trung bình một người hiến tạng có thể cứu được tám mạng sống, tỉ lệ thành công cấy ghép lên tới 80 - 90%.

Truyền hình thiếu chính xác khiến dư luận hiểu nhầm về ngành yGiống như các nghề khác, bác sĩ không thể biết hết mọi thứ và có thể sai sót

Tuy nhiên, LiveOnNY cũng cảnh tỉnh dư luận việc hiến tạng đẻ ra nhiều thứ ăn theo, đặc biệt là nạn mua bán nội tạng bất hợp pháp, nhưng do luật pháp bảo hộ việc hiến tạng là một việc làm nhân đạo, không nên đổ đồng việc hiến tạng tự nguyện với các hành vi ép buộc, mua bán tạng trái phép, thậm chí còn cả hành vi giết người vì tiền.

Do một số chương trình truyền hình đã làm sai lệnh bản chất hiến tạng, khiến nhiều người ghê sợ hãi. Đầu những năm 2000, một số nghiên cứu được tiến hành về các chương trình truyền hình liên quan đến chủ đề hiến tặng nội tạng. Trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Forbes, Giáo sư Susan Morgan, đồng tác giả của một trong số các nghiên cứu nói trên, cho rằng việc làm của các hãng truyền hình đã gây “phẫn nộ” trong cộng đồng. Trên truyền hình, hiến tặng nội tạng thường được mô tả là tiêu cực, với những tình huống vô lý như một bệnh nhân bị tuyên bố phải chết để người ta thu hoạch tạng, hoặc có một bác sĩ phẫu thuật điều hành một chợ đen chuyên kinh doanh các cơ bộ phận con người. Thậm chí còn có cả chương trình quảng cáo bán những bộ phận người “mới nguyên với giá hấp dẫn”.

Như giáo sư Morgan đã cảnh tỉnh, những thước phim truyền hình này đã gây tác động xấu tới cả người hiến tạng lẫn người nhận tạng. Đáng sợ hơn, những gì được hư cấu lại không đúng, gây ảnh hưởng đến ngành y và xa hơn, cướp đi những niềm hy vọng của nhiều người đang ngày đêm chờ  đợi để được hiến và ghép tạng.


DS. TRANG NHUNG
Ý kiến của bạn