“Có thể nói suốt 20 năm cuộc đời lận đận của bản trường ca, tôi hầu như không năm nào không đọc lại. Bài thơ như một tòa tháp nhiều tầng, nhiều hành lang... Lúc nào ta cũng có thể tìm thấy một thú vị bất ngờ ở một góc nào đó...”
Không phải là không có nhiều người làm thơ dài về Bác Hồ. Nhờ làm công tác xuất bản trong nhiều năm, tôi luôn nhận được từng tập bản thảo dầy, phần lớn lại là thể lục bát và song thất lục bát về đề tài này. Làm thơ dài về Bác Hồ rất khó! Tầm khái quát của tác giả thấp một chút là không dựng đúng được hình tượng Bác, hoặc đi vào cách ca ngợi theo kiểu xưng tụng khoa trương cũng xa lạ với bản chất giản dị, lão thực của Bác.
Tác phẩm thơ dài về Bác, ngoài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu, tôi đặc biệt có ấn tượng mạnh với Trường ca Bác của nhà thơ Lê Đạt.
“Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười”.Ảnh: Tư Liệu |
Bài thơ này tác giả viết ngay vào năm Bác mất (1969) trong tâm thế một nhà thơ trong nhóm Nhân văn giai phẩm đang bị kỷ luật, không được công bố tác phẩm. Dẫu vậy, trước mất mát to lớn của toàn dân, nỗi đau riêng trở thành vô nghĩa. Ông viết hoàn toàn theo cảm xúc của mình với lòng thương tiếc, kính yêu lãnh tụ trong sáng và không thể biết đến khi nào mới được in ra? May mắn cho ông, những bạn thơ thân gần vẫn đọc được và chuyền tay nhau đọc. Bản trường ca này suốt 21 năm âm thầm trong bóng tối như vậy, cho đến khi có cuộc đổi mới trong văn học, người bạn tri âm, tri kỷ - nhà thơ Khương Hữu Dụng mới giới thiệu cho Nhà xuất bản Thanh Niên để cho ra mắt độc giả.
Quả nhiên, tác phẩm đã đứng được trước thử thách của thời gian, được tái bản nhiều lần...
Công phu và sáng tạo lớn của tác giả có lẽ là ông đã tìm được một hình thức thơ kiệm lời nhất mà có sức hàm chứa lớn. Cho nên dẫu đã nhiều người viết về Bác, Lê Đạt vẫn có những phát hiện mới, nhận thức mới. Hoặc có những điều không mới nhưng bằng cách nói mới mẻ, hàm súc, vẫn cho người đọc những khoái cảm nghệ thuật.
Hôm Bác mất, trời mưa tầm tã. Nhiều người làm thơ nói mưa cũng khóc Bác, mưa đưa tiễn Bác. Lê Đạt thì tạo hình trận mưa đó bằng cách xếp những dòng chữ:
Đâu phải chỉ là vấn đề hình thức, qua sự khái quát hình tượng, ta thấy được đội hình cả nước đội mưa tiễn Bác dưới dòng cờ đỏ. Chính Lê Đạt đã học tác phong của Bác để viết về Bác:
Cho nên theo Lê Đạt, nếu có một Đại toàn thư lịch sử thì ở mục Hồ Chí Minh:
Nhà thơ Lê Đạt rất coi trọng chữ trong thơ, theo ông, mỗi chữ phải có hóa trị riêng khiến khi ghép với chữ khác sẽ xảy ra phản ứng như phản ứng hóa học vậy. Ông trọng chữ, nhưng không vì thế mà bỏ nghĩa. Bằng cách ghép chữ, nhưng phải tạo được ra nghĩa mới, đúng hơn: những ấn tượng mới, những hiệu quả mới!
Viết về hiện tượng mỗi lần xuân đến, Bác Hồ đều có thơ chúc Tết toàn dân, Lê Đạt viết:
“Xuân” (thời gian) ở đây cũng trở thành “quân” trong tay vị tướng tài biết huy động tổng lực để chiến thắng. Từ sự điệp âm “xuân”, “quân” ấy, nhà thơ ghép lại chữ, tạo ra nghĩa mới trên những từ quen thuộc "Đoàn vệ xuân", "đoàn giải phóng xuân", "đoàn đoàn dân xuân". Cho đến hôm nay, ta có “quả xuân”, ta nhớ người “trồng xuân”. Tiếp tục con đường Bác Hồ dẫn dắt, chúng ta đang “trùng trùng xuân”:
Và tác giả kết thúc trường ca bằng câu:
Để có được sự chắt lọc ấy, ta hãy nghe nhà thơ Khương Hữu Dụng miêu tả khung cảnh sáng tác của Lê Đạt: "Giữa đống báo chí trong và ngoài nước, bản tin, hồi ký, sách chính trị, thơ Bác, ảnh chụp lễ tang Bác... phủ kín sàn gác xép, Lê Đạt gò lưng trước một bàn văn đâu như tiền kiếp là một cái hòm đựng sữa hộp, viết nhiều, xoá nhiều hơn viết, như một người thợ vụng...".
Vân Long