Hãng AP đưa tin cho biết, Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên một hòn đảo xa xôi ở Biển Đông để phục vụ con em của binh lính và dân mà họ đưa đến khu vực này.
AP nhận định, đây là một bước đi nhằm mở rộng tiền đồn mà Trung Quốc đã tạo ra cách đây 2 năm nhằm tăng cường yêu sách đối với các vùng biển tranh chấp, hải đảo.
- Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá bị biến thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đưa 1.443 dân thường trú ra đảo Phú Lâm (thuộc Việt Nam) để muốn quản lý hàng ngàn kilomet vuông vùng biển mà Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát. Đây là khu vực được cho là giàu tiềm năng dầu mỏ.
Việt Nam, Philippines và Mỹ liên tiếp lên án việc Bắc Kinh thành lập “Thành phố Tam Sa”. Rõ ràng, Trung Quốc đang cố tình đưa leo thang căng thẳng lên cao trong khu vực. Hòn đảo này cách 350 km (220 dặm) về phía nam của tỉnh cực nam của Trung Quốc, nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo AP cho biết, chính quyền “thành phố Tam Sa” đã cho xây dựng trường học mới này hôm thứ Bảy (14/6) và mất 18 tháng để hoàn thành.
Khi Trung Quốc tạo ra Tam Sa vào tháng 7/2012, tiền đồn đã có một bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện và một dân số khoảng 1.000 người. Tính đến ngày, nó đã có một dân số thường trú khoảng 1.443 người. Sắp tới Trung Quốc còn dự định đưa thêm dân ra đây, tăng con số thường trú tới 2.000 người.
Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay, khách sạn, thư viện, 5 tuyến đường giao thông chính, bảo hiểm và một đài truyền hình vệ tinh 24h tại đây. Nó cũng có thêm một tàu vận chuyển riêng của mình để nhận cung cấp thực phẩm, nước, vật liệu xây dựng.
Tân Hoa Xã ngày 21/6/2012 dẫn lời người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ Viện nước này vừa phê chuẩn kế hoạch hủy bỏ Văn phòng Tây Sa-Trung Sa-Nam Sa thuộc tỉnh Hải Nam và thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa (đơn vị hành chính trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh).
Theo giới thiệu, thành phố Tam Sa kể trên sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Trường Sa với trụ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Theo người phát ngôn báo chí thuộc Bộ Dân Chính Trung Quốc việc thành lập thành phố Tam Sa lần này chính là sự điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính của Trung Quốc đối với các quần đảo nêu trên và các vùng biển phụ cận.
Theo người phát ngôn báo chí Bộ Dân chính Trung Quốc, thành phố Tam Sa được thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tăng cường quản lý hành chính, khai thác, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với các quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận.
Hành động này nằm trong chiến lược bành trướng mới, dùng Hoàng Sa làm căn cứ tại Biển Đông để kiểm soát Biển Đông. Đây là một bước nhằm hợp thức hóa sự việc khống chế Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyệt đối không thể chấp nhận được.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc