- Trung tá Phan Duy Cường, trợ lý tác chiến Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đang bám sát thực địa giàn khoan 981. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trung tá Phan Duy Cường, trợ lý tác chiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, cho biết Trung Quốc huy động lực lượng lớn, triển khai 4 lớp tàu quanh giàn khoan Hải Dương 981, nhưng lực lượng Việt Nam luôn vững vàng.
- Bám sát hiện trường trên biển 10 ngày qua, ông cho biết thực trạng giàn khoan Hải Dương 981?
- Theo quan sát, giàn khoan vẫn nằm ở vị trí ban đầu chúng tôi đánh dấu cách đây 10 ngày, không di chuyển. Quanh khu vực giàn khoan thường có 4 vòng tàu hộ tống. Vòng 1 ở ngay chân giàn khoan là các tàu hậu cần phục vụ, tàu kéo. Cách giàn khoan từ 1 đến 1,5 hải lý là các tàu vận tải và tàu hải cảnh, hải giám. Vòng thứ 3 là các tàu chính phủ có tốc độ cao, trọng tải lớn. Còn vòng ngoài cùng là các tàu quân sự. Có thời điểm 4 tàu quân sự Trung Quốc cùng xuất hiện.
- Những cuộc “đấu loa” trên biển thường diễn ra như thế nào?
- Khi các tàu Việt Nam tiến vào gần giàn khoan, mình phát loa tuyên truyền bằng ba thứ tiếng Việt Nam, Trung Quốc, Anh rất rõ ràng, thể hiện khu vực này là chủ quyền của Việt Nam, thông báo Trung Quốc đã vi phạm Công ước về Luật Biển năm 1982. Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển Việt Nam.
Phía Trung Quốc chỉ nói được mấy câu là yêu cầu tàu nước ngoài rời khỏi vùng biển đang khai thác.
- Nếu Trung Quốc không chịu rút giàn khoan thì cuộc đấu tranh sẽ đi đến đâu?
- Tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn. Trên thực địa, họ đang muốn phô trương sức mạnh đó. Những việc họ đang làm thể hiện sự ngang ngược. Họ có sức mạnh, nhưng lý lẽ thuộc về chúng ta.
- Tàu hải cảnh Trung Quốc phụt vòi rồng ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật. Ảnh: Nguyễn Đông.
- Những ngày qua, làn sóng biểu tình phản đối Trung Quốc dâng cao khắp cộng đồng người Việt toàn thế giới, điều này tác động như thế nào đến việc đấu tranh ở thực địa?
- Những cuộc mít tinh, biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép là hành động thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam, cũng như những người nước ngoài ủng hộ lẽ phải, ủng hộ chính nghĩa. Những ngày qua, phía Trung Quốc đã giảm căng thẳng. Họ chỉ theo dõi, áp sát chứ không có hành động ngang ngược như trước.
Nhân đây, tôi mong rằng người Việt Nam yêu nước không nên quá khích như sự việc vừa xảy ra ở Bình Dương và Hà Tĩnh. Có những kẻ đã lợi dụng để xúi giục công nhân, đập phá những cơ quan xí nghiệp là điều không nên.
- Giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
- Tinh thần của lực lượng chấp pháp Việt Nam như thế nào?
- Cảnh sát biển và kiểm ngư xác định rõ ý chí quyết tâm, thực hiện nghiêm đối sách giữ vững hòa bình ở khu vực, không gây xung đột. Quan điểm của Việt Nam là luôn mềm dẻo, linh hoạt, đoàn kết, hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ trong khu vực, để phòng tránh xảy ra đâm va về tàu thuyền, hoặc những xung đột lớn hơn có thể xảy ra.
Dù chênh lệch lớn về lực lượng, nhưng chúng tôi luôn lạc quan, quyết tâm cao, tâm lý luôn vững vàng.
Riêng những tàu ngư dân tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 cũng như quần đảo Hoàng Sa, chúng tôi muốn nhắn gửi rằng bà con cứ yên tâm bám biển, đánh bắt trên ngư trường truyền thống. Cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam sẽ luôn đồng hành, sát cánh và bảo vệ bà con.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc