Sau hơn 1 tháng, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo 3 lần công bố nhiều thông tin liên quan đến vụ việc. 16 giờ chiều nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục tổ chức họp báo quốc tế về biển Đông.
Chủ trì buổi họp báo có ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục kiểm ngư; ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam; đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Phóng viên trong nước và quốc tế tham dự họp báo. Ảnh: Nguyễn Tuấn
16 giờ, mở đầu buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình cho biết, thời gian qua, Trung Quốc đã đưa tàu hộ tống đe dọa ngư dân, đe dọa hòa bình, hàng hải và an ninh khu vực, đi ngược lại luật pháp quốc tế, bỏ qua tuyên bố của các bên về biển Đông. Hành vi của Trung Quốc ảnh hưởng tới an ninh an toàn hàng hải ở biển Đông, tuyến hàng hải hàng đầu của thế giới.
16 giờ 10 phút, ông Trần Duy Hải cho biết, hơn 1 tháng qua, kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, Việt Nam nỗ lực trao đổi dưới nhiều cấp, nhiều hình thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống. Trái lại Trung Quốc liên tục vu cáo Việt Nam trên thực địa và có hành vi leo thang mới, di chuyển vị trí giàn khoan sang vị trí mới, nằm sâu 60 hải lý trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế Việt Nam. Đồng thời gia tăng tàu hộ tống các loại, cao điểm có 140 tàu và điều nhiều máy bay chiến đấu. Các tàu Trung Quốc có hành vi hung hăng, đâm va, phun vòi rồng vào tàu chấp pháp và dân sự của Việt Nam, làm bị thương và gây hư hỏng nhiều tàu. Ngày 26.5, tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam đang đánh bắt bình thường trong vùng đặc quyền, cách giàn khoan 17 hải lý làm cho tình hình hết sức căng thẳng. Ngày 1.6, tàu Trung Quốc đâm thủng tàu CSB 2016 đang làm nhiệm vụ, làm trầm trọng thêm tình hình ở biển Đông, đe dọa an ninh hàng hải, hòa bình khu vực.
Việt Nam đã có công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan để 2 bên tiến hành đàm phán nhưng Trung Quốc lảng tránh. Tới ngày 4.6, lần 3 phía Việt Nam trao công hàm yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế đồng thời giải quyết tranh chấp trên biển qua đàm phán và biện pháp hòa bình.
Đại tá Ngô Ngọc Thu, cho biết, Trung Quốc đã sử dụng 6 loại tàu chiến: tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét ngầm, tàu săn ngầm để bảo vệ giàn khoa. Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng nhiều lượt máy bay hoạt động thường xuyên trên vùng biển có giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép để do thám, ghi hình hoạt động của lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Cao điểm nhất là ngày 27.5, Trung Quốc sử dụng 9 lượt tàu chiến để hộ tống giàn khoan từ vị trí ban đầu đến vị trí mới.
Phương thức bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc là tổ chức thành các vòng bảo vệ: vòng 1: từ 1-3 hải lý: tàu vận tải, tàu dịch vụ. Vòng 2: 5-7 hải lý là các tàu chấp pháp, tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần… Vòng 3 là các tàu cá vỏ sắt hoạt động liên tục.
Khi các tàu của Việt Nam tiếp cận để gọi loa tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc tổ chức nhiều tàu vây, tấn công tàu Việt Nam.
16 giờ 40, buổi họp báo chuyển sang phần hỏi đáp.
Đại tá Ngô Ngọc Thu cho biết, các tàu của Trung Quốc đã đâm va hư hỏng 24 tàu thực thi pháp luật của ta, có 19 tàu kiểm ngư, 5 tàu cảnh sát biển. Mới đây, tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam bị đâm thủng tại vị trí rất nguy hiểm.
Phóng viên báo Tiền Phong: Xin giải thích vì sao Trung Quốc thay đổi vị trí giàn khoan Hải Dương - 981? Vị trí hiện nay của giàn khoan này là gì?
Đại tá Ngô Ngọc Thu: Trung Quốc sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 ở Tây Nam đảo Tri Tôn 17 hải lý, ngày 27.5 đã di chuyển đến vị trí mới, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía Đông Nam, sâu trong vùng biển của ta 57 hải lý. Đây là giàn khoan dùng cho vùng nước sâu nên để khoan được, sẽ phải di chuyển nhiều để chọn vị trí. Đến nay, vị trí của giàn khoan này đã ổn định.
Ông Lê Hải Bình: Dù di chuyển thế nào thì đến nay giàn khoan này vẫn nằm trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài: Tại sao Chính phủ Việt Nam không cho phép người dân biểu tình hòa bình?
Ông Lê Hải Bình: Khi xem những hình ảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, không chỉ người Việt Nam phẫn nộ mà cộng đồng quốc tế cũng phẫn nộ. Còn về điều bạn đặt ra là Chính phủ Việt Nam không cho phép người dân biểu tình hòa bình trước Đại sứ quán Trung Quốc, chúng tôi xin khẳng định thông tin đó là không có cơ sở. Người dân Việt Nam có quyền biểu thị lòng yêu nước đúng pháp luật. Người Việt ở nhiều nơi trên thế giới cũng đã biểu thị lòng yêu nước.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam: Từ 6 - 9.6 sẽ diễn ra hội nghị ASEAN và ASEAN 3, vấn đề giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trên vùng biển Việt Nam sẽ được đưa ra như thế nào?
Ông Lê Hải Bình: Từ 6 - 10 tại Myanmar sẽ diễn ra một số hội nghị, nhiều quan chức cấp cao của các nước sẽ kiểm điểm quá trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh sẽ tham dự các hội nghị này. Duy trì an toàn hàng hải ở khu vực là vấn đề nhiều nước quan tâm, bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này sẽ được đưa ra bản thảo. Cho nên, vấn đề biển Đông sẽ được đưa ra ở mức độ phù hợp.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc